Thứ năm, 23/01/2025, 20:49:28 PM (GMT+7)

Hà Tĩnh chăm lo bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tin ảnh

(15:11:22 PM 07/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo đánh giá của các chuyên gia, biển Hà Tĩnh thuộc khu vực nhiệt đới có tính đa dạng sinh học khá cao, với 267 loài cá thuộc 97 họ, trong đó có nhiều loài có giá trị lớn; 20 loài tôm trữ lượng từ 500-600 tấn và nhiều loài mực, nhuyễn thể có giá trị cao, nhiều loại sinh vật, thực vật nổi tạo môi trường, vừa làm nguồn thức ăn phong phú cho các loài thủy sản sinh sản và phát triển. Vùng ven biển của địa phương thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản với tiềm năng trên 20.000 ha.

Ông Lê Đức Nhân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cho biết: Khai thác thủy sản của tỉnh hàng năm đạt khoảng 25.000-30.000 tấn, trị giá từ 600-750 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế tỉnh nhà, nâng cao đời sống cho hàng vạn ngư dân vùng biển.

 


Ảnh minh họa


Thực hiện mục tiêu quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững, trong những năm gần đây, cơ cấu nghề nghiệp trên các loại tàu có công suất nhỏ hơn 90CV/chiếc trên địa bàn tỉnh đang chuyển dần sang tổ chức khai thác theo kiểu kiêm nghề, đối tượng khai thác chủ yếu là các loài cá nổi như nghề rê các loại kết hợp câu, lồng bẫy, mành…đã và đang trở thành nghề khai thác thủy sản chủ lực của ngư dân Hà Tĩnh. Nhất là tàu cá làm nghề vó, rùng giảm nhanh và chuyển sang các loại nghề rê, câu kết hợp; tàu cá làm nghề giã kéo đôi khá ổn định.


Đặc biệt, công nghệ khai thác thủy sản trong vài năm gần đây của Hà Tĩnh đang có những bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả đánh bắt, giảm lao động và cũng giảm tai nạn trên biển. Chẳng hạn tàu làm nghề giã kéo đôi vào những năm 2000 cần mỗi tàu trên 18 lao động, thời gian thu lưới mất đến 90 phút/mẻ. Nhưng nhờ cải tiển công nghệ khai thác hiện giảm số lao động xuống còn 12 người, thời gian thu lưới là 35 phút/mẻ.


Bên cạnh đó, tỉnh thành lập được 50 tổ, đội trên biển để hỗ trợ lẫn nhau, thay thế cho phương thức đánh bắt thủy sản truyền thống theo kiểu hộ gia đình. Riêng đối với loại tàu làm nghề câu, bóng mực tổ chức đánh bắt theo thủy triều, nhờ tổ chức theo tổ, đội nên có thể kéo dài thời gian mỗi chuyến đi biển đến 15 ngày.


Đồng thời, Hà Tĩnh khuyến khích việc đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá, đảm bảo công tác an toàn cho ngư dân, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện cả tỉnh có 2 nhà máy chế biến thủy sản (Công ty cổ phần thủy sản Nam Hà Tĩnh và Công ty cổ phần thủy sản Đò Diệm), cộng với hàng trăm cơ sở dịch vụ thủy sản ngoài quốc doanh như hộ gia đình, công ty cổ phần, doanh nghiệp…có khả năng thu mua, chế biến hàng chục ngàn tấn thủy sản mỗi năm. Tiêu biểu như sản phẩm chế biến của Công ty cổ phần thủy sản Nam Hà Tĩnh và Công ty cổ phần thủy sản Đò Diệm, đều đạt tiêu chuấn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…


Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đi đôi với việc xử lý nghiêm những trường hợp đánh bắt thủy sản theo lối hủy diệt; đồng thời đầu tư chiều sâu phát triển các đội tàu đánh bắt xa bờ, ứng dụng các công nghệ tiến bộ vào khai thác nguồn lợi thủy sản, Hà Tĩnh đã mỗi năm giảm được bình quân 40 tàu có công suất dưới 20CV, năm 2012 đóng mới 60 chiếc tàu có đủ điều kiện đánh bắt ngoài khơi xa. Một số loài thủy sản quý có giá trị kinh tế và là sản phẩm bản địa đang được bảo vệ và phục hồi, như vùng tôm hùm ở Kỳ Xuân-Kỳ Anh; vùng ốc hương ở Xuân Liên, Xuân Song-Nghi Xuân; vùng cá mát ở Hương Sơn…Các bãi sinh sản, các rạn cồn, các hệ sinh thái biển, trong đó có hệ sinh thái rừng ngập mặn xen biển được tỉnh đặc biệt quan tâm, đang cho tiến hành khảo sát, đánh giá để có phương án khôi phục và bảo vệ nghiêm ngặt.


Tỉnh Hà Tĩnh cũng tích cực triển khai các hoạt động đồng quản lý nghề cá tại các xã ven biển, coi đó là giải pháp nhằm gắn kết chặt chẽ ý thức cộng đồng trong việc vừa khai thác kết hợp bảo vệ nguồn lợi ven bờ, phục hồi nguồn lợi trong điều kiện nguồn lợi này đang ngày càng cạn kiệt. Trong năm nay, tỉnh triển khai thí điểm 4 mô hình đồng quản lý nghề cá tại 4 xã ven biển để rút kinh nghiệm, trước khi triển khai đại trà mô hình này trong toàn tỉnh.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Tĩnh chăm lo bảo vệ nguồn lợi thủy sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI