Chủ nhật, 19/01/2025, 09:15:14 AM (GMT+7)

Điều tra vụ phá rừng ở Quảng Nam: Công an tố biên phòng ngăn cản kiểm tra kho chứa gỗ lậu Tin mới nhất

(09:17:37 AM 21/07/2016)
(Tin Môi Trường) - Điều tra vụ phá rừng ở Quảng Nam, trinh sát công an tố cán bộ đồn biên phòng ngăn vào nhà kho nghi chứa hàng trăm phách gỗ lậu. Sau một đêm, phó chủ tịch tỉnh đích thân đến kho thì toàn bộ tang vật đã bị tẩu tán.

Ngày 20/7, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND Quảng Nam cùng nhiều lãnh đạo công an tỉnh, sở nông nghiệp, kiểm lâm, hải quan, bộ đội biên phòng… trực tiếp đến hiện trường vụ phá rừng pơ mu xảy ra tại khu vực biên giới thuộc xã La Dêê (huyện Nam Giang). Tại đây, có ít nhất 60 cây pơ mu vừa bị chặt hạ, hàng chục cây khác bị cưa dở đang chờ ngã. Khu rừng quý hiếm hàng trăm tuổi như bãi chiến trường, gỗ đã được cưa xẻ nằm ngổn ngang.

Sau nhiều tiếng băng rừng vào hiện trường, phó chủ tịch tỉnh đánh giá vụ việc “cực kỳ nghiêm trọng”. Một cuộc họp sau đó diễn ra ngay tại cửa khẩu giữa các lãnh đạo. Tuy nhiên, phiên họp lập tức trở thành nơi để nhiều cán bộ “đấu tố” lực lượng biên phòng.

 

Điều[-]tra[-]vụ[-]phá[-]rừng[-]ở[-]Quảng[-]Nam:[-]Công[-]an[-]tố[-]biên[-]phòng[-]ngăn[-]cản[-]kiểm[-]tra[-]kho[-]chứa[-]gỗ[-]lậu
Hơn 60 cây gỗ pơ mu bị đốn hạ ở biên giới Việt Lào. Ảnh: Tiến Hùng.


Theo thượng tá Nguyễn Trung, Phó phòng Cảnh sát kinh tế (PC 46, Công an tỉnh Quảng Nam), trưa 19/7 thông tin trinh sát báo về có một nhà kho thuộc vùng đệm cách trạm biên phòng không xa chứa khoảng 20 khối gỗ pơ mu. Các điều tra viên sau đó liên hệ với trạm biên phòng để được vào đây kiểm tra nhưng bị từ chối.

Toàn bộ khu vực rừng bị phá và các nơi giấu gỗ đều thuộc sự quản lý của biên phòng, mọi ra vào đều phải xin phép nên công an cho rằng, phía biên phòng không ít lần gây khó dễ trong quá trình điều tra. “Đích thân tôi và trưởng phòng đã lên đó, cử trinh sát liên hệ biên phòng nhưng họ nói đây là vùng cấm, không được vào. Nhà kho này là của một người Việt Nam và gỗ pơ mu trong đó cũng từ nước mình tuồn qua, thông tin này là hoàn toàn chính xác”, thượng tá Trung nói với thái độ bức xúc.

Đến sáng 20/7, ông Lê Trí Thanh cùng đoàn lãnh đạo bất ngờ tới kiểm tra nhà kho này, tuy nhiên toàn bộ số gỗ đã được tẩu tán. “Phía trong nhà kho, dấu vết xe vận chuyển ra vào rồi dấu gỗ tập kết in dưới nền đất vẫn còn rất mới. Tìm kiếm xung quanh, chúng tôi chỉ phát hiện được lượng nhỏ khoảng 20 phách, giấu ngay bên đường. Do khu vực này đã thuộc đất Lào nên trinh sát không dám mở rộng tìm kiếm. Nếu hôm qua, biên phòng để chúng tôi vào nhà kho này thì chắc chắn gỗ đã được thu giữ, sẽ thuận lợi cho việc điều tra”, thượng tá Trung nói.


Điều[-]tra[-]vụ[-]phá[-]rừng[-]ở[-]Quảng[-]Nam:[-]Công[-]an[-]tố[-]biên[-]phòng[-]ngăn[-]cản[-]kiểm[-]tra[-]kho[-]chứa[-]gỗ[-]lậu
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam (trái), vào tận hiện trường để chỉ đạo điều tra vụ việc. Ảnh: Tiến Hùng.


Ông A Lăng Mai, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho hay thời gian vừa qua các đồn biên phòng gây không ít khó khăn cho địa phương. “Khi bí thư xã La Dêê đề nghị tổ chức truy quét lâm tặc thì lúc nào đồn biên phòng cũng gây khó khăn, không cho lực lượng của xã vào, cho rằng đây là vùng biên giới, vùng cấm, xã rất bất bình. Hội nghị sơ kết quốc phòng 6 tháng của huyện nhưng 3 đồn biên phòng không dự”, ông Mai bức xúc.

Theo chủ tịch huyện, hiện tại các xã biên giới được tăng cường phó bí thư là biên phòng nhằm giúp người dân đồng bào phát triển. “Làm như vậy để giúp địa phương nhưng giúp thì không mà gây khó khăn thì nhiều. Đại hội vừa rồi có 8 xã biên giới, 6 phó bí thư là biên phòng điều về tăng cường đều bị rớt, tại sao?. Nó có nhiều vấn đề trong đó, chúng ta đừng ngồi nghĩ mọi việc tốt đẹp hết”, ông Mai nói.

“Chính quyền vào vùng biên giới để kiểm tra, truy quét thì biên phòng đưa ra hàng loạt quy định, quy chế để ngăn cản, tôi đồng ý nhưng tôi hỏi ngược lại các anh, lâm tặc vào đây vác gỗ nhiều, to như thế các anh có biết không? Mình vào thì không được sao họ vào được. Ma túy nhỏ xí nhét trong người còn bắt được sao gỗ khai thác rầm rộ, ầm ầm như vậy mà biên phòng không biết”, ông Mai nói và đề nghị lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng nên quản lý chặt các đồn vì lâu nay lãnh đạo biên phòng chỉ biết mặt tốt mà không rõ mặt xấu của cấp dưới.

Ngồi trầm ngâm suốt cuộc họp, đại tá Nguyễn Đăng Chung, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, cho hay xin nhận trách nhiệm thiếu sót và sẽ họp kiểm điểm.

"Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam đã triệu tập Trạm trưởng kiểm soát biên phòng cửa khẩu Đắc Ốc và Đồn trưởng Đồn biên phòng La Dêê ra Hà Nội làm việc nhưng do buổi kiểm tra hôm nay của tỉnh nên chỉ cử Trạm trưởng đi ra Bộ Tư lệnh, còn đồn trưởng ở lại để làm việc. Quan điểm của Bộ chỉ huy là sẽ phối hợp nghiêm túc để bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Sau khi có kết luận của Thanh tra và bộ phận bảo vệ nội bộ, Bộ chỉ huy sẽ có báo cáo chính thức gửi UBND tỉnh", ông Chung nói.

Kết luận tại cuộc họp, ông Lê Trí Thanh đề nghị biên phòng phải chủ động phối hợp với công an để phục vụ công tác điều tra. “Phải có một cơ chế đặc biệt, cần thiết thì làm việc với Bộ tư lệnh để cho các điều tra viên ra vào khu vực biên giới nhằm phá vụ án lớn này. Các lãnh đạo biên phòng, hải quan cũng nên xử lý cá nhân, tập thể liên quan vụ việc sau đó chờ kết luận điều tra để xử lý tiếp, sai đến đâu sửa đến đó”, ông Thanh nói.


Điều[-]tra[-]vụ[-]phá[-]rừng[-]ở[-]Quảng[-]Nam:[-]Công[-]an[-]tố[-]biên[-]phòng[-]ngăn[-]cản[-]kiểm[-]tra[-]kho[-]chứa[-]gỗ[-]lậu
Nhà kho nơi biên phòng không cho công an vào kiểm tra. Ảnh: Tiến Hùng.


Phó chủ tịch tỉnh cho hay, các điều tra viên tinh nhuệ nhất đã được điều động để tham gia phá án. “Công an nên quyết liệt điều tra, chúng ta phải làm tới nơi tới chốn. Không chỉ để báo cáo với tỉnh mà còn có trách nhiệm báo cáo kết quả vụ việc với nhân dân, với dư luận. Các điều tra viên không vì áp lực, không để bất kỳ ai can thiệp vào. Vụ án này không có vùng cấm”, ông Thanh nói và cho hay, Chủ tịch Quảng Nam đã có văn bản gửi Tỉnh trưởng Sê Kông (Lào), để phối hợp điều tra vụ việc.

Trước đó ngày 9/7, trong lúc đi rừng, người dân xã La Dêê phát hiện 280 phách gỗ pơ mu (28 khối) đã được cưa xẻ, giấu gần Trạm Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc (thuộc Đồn Biên phòng La Dêê), nên trình báo chính quyền. Khu vực này thuộc vùng cấm, bất khả xâm phạm, cách Lào khoảng 100 m.

Sau khi khởi tố vụ án, công an liên tiếp phát hiện nhiều bãi tập kết gỗ pơ mu, trong đó 115 phách được tìm thấy trong khuôn viên chi cục hải quan. Nhiều bãi ngay sát trạm biên phòng. Lực lượng biên phòng cho rằng, “không hề hay biết vụ phá rừng cũng như số gỗ bị giấu gần đó”. Đến nay, cơ quan điều tra đã thu giữ hơn 600 phách gỗ, tuy nhiên nhà chức trách nhận định còn rất nhiều gỗ đã bị tẩu tán.

Tiến Hùng/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Điều tra vụ phá rừng ở Quảng Nam: Công an tố biên phòng ngăn cản kiểm tra kho chứa gỗ lậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI