Tài nguyên - Thiên nhiên
Điện hạt nhân ít được ủng hộ bởi công chúng toàn cầu
(08:40:26 AM 02/12/2011)Ảnh 1: Ủng hộ năng lượng tái tạo và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng
Trung tâm nghiên cứu toàn cầu GlobeScan do đài BBC ủy nhiệm, đã khảo sát 23.231 người ở 23 quốc gia từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay, vài tháng sau thảm họa động đất và sóng thần đã phá hủy nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật.
Phần lớn người dân tin rằng tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và các nguồn năng lượng tái tạo có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Chỉ 22% đồng ý rằng ‘điện hạt nhân tương đối an toàn và là nguồn cấp điện quan trọng, nên xây thêm các nhà máy điện hạt nhân’.
Xét trên toàn cầu, 39% muốn tiếp tục sử dụng các nhà máy điện hạt nhân đang tồn tại mà không xây thêm các nhà máy mới, trong khi 30% muốn đóng cửa tất cả ngay tức thì.
Trước đó, năm 2005, GlobeScan cũng đã thăm dò ý kiến ở 8 quốc gia có chương trình hạt nhân. So sánh cho thấy số người phản đối đã gia tăng đáng kể so với năm 2005, ngoại trừ Mỹ và Anh.
Ảnh 2: So sánh ý kiến của của hai cuộc thăm dò
Ý kiến tiếp tục dùng các nhà máy hiện tại và không xây mới được tán đồng cao nhất ở Pháp và Nhật (58% và 57%), trong khi Tây Ban Nha và Đức ủng hộ nhiều nhất cho việc đóng cửa ngay lập tức các nhà máy đang tồn tại, ở mức 55% và 52%. Tại các quốc gia không có điện hạt nhân, sự ủng hộ xây dựng các nhà máy này đạt mức lớn nhất, như Nigeria (41%), Ghana (33%), và Ai Cập (31%).
Mặc dầu khảo sát không thể xác định chính xác thảm họa Fukushima có chịu trách nhiệm cho sự thay đổi quan điểm hay không, nhưng khả năng này khá cao. Điều này có thể giải thích tại sao ý kiến của công chúng Anh và Mỹ lại khác so với các nước khác. Đó là bởi sự kiện Fukushima ít tác động lên quan điểm của dân chúng hai nước này về vấn đề điện hạt nhân, chủ tịch GlobeScan đã chỉ ra.
Ảnh 3: Quan điểm về sử dụng năng lượng hạt nhân để sản xuất điện
Thăm dò của BBC/GlobeScan cũng rất phù hợp với các cuộc thăm dò toàn cầu khác, như của Ipsos-Mori và báo Asahi Shimbun của Nhật.
Ipsos-Mori xác định hạt nhân là nguồn sản xuất điện ít được ủng hộ nhất, với 38%. Trong khi đó, mặt trời, gió và hydro là nguồn được ủng hộ với hơn 90%.
Mặc dù sử dụng năng lượng thay thế và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng nhận được sự ủng hộ lớn của công chúng và một số tổ chức như Hòa bình xanh, nhưng các tổ chức như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng vai trò của điện hạt nhân vẫn sẽ tiếp tục khi nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng trưởng và các chính phủ phải nỗ lực kiểm soát phát thải khí nhà kính với mức giá chấp nhận được.
John Ritch, tổng giám đốc Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, cho biết điện hạt nhân sẽ an toàn hơn sau vụ Fukushima, và sẽ tiếp tục phát triển như là công nghệ phi cácbon hàng đầu thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.