Tài nguyên - Thiên nhiên
Đất khu công nghiệp bỏ hoang: Hàng vạn nông dân mất việc làm
(21:58:20 PM 12/11/2011)Một khu đất bị bỏ hoang tại Hà Nội. Ảnh: Kỳ Anh |
Nông dân bị đẩy ra khỏi đồng ruộng
Vấn đề sử dụng đất đang gây bức xúc lớn trong xã hội, chính vì vậy đã được các ĐB đặc biệt quan tâm. Rất nhiều ý kiến phát biểu cho rằng việc thực hiện quy hoạch chưa được nghiêm chỉnh và chưa hiệu quả. Cụ thể: Cả nước có tới 267 khu công nghiệp (KCN) với diện tích 72.000ha, nhưng tỉ lệ lấp đầy cho đến hiện nay chỉ 46%. Đối với các dự án ở trong nước đã đăng ký đầu tư vào đây rất lớn nhưng chỉ thực hiện được 40,5%. Trong các KCN, có đến gần 7.000 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng chỉ tạo ra được khoảng 25% GDP và đóng góp vào ngân sách nhà nước xấp xỉ 1 tỉ đôla. Về đất cụm công nghiệp, có tới 650 cụm công nghiệp và tổng diện tích quy hoạch là 28.000ha nhưng tỉ lệ lấp đầy chỉ 44%.
Các ĐB cũng cho rằng, việc thực hiện quy hoạch sân golf cũng không được thực hiện nghiêm túc. ĐB Lê Văn Học phát biểu: “Trong giai đoạn 2006-2008 khi QH có ý kiến rất gay gắt thì Chính phủ đã cắt đi một số sân golf và chỉ cho tồn tại khoảng 90 sân golf vào năm 2020. Nhưng sau đó đến tháng 8.2011 lại bổ sung thêm 28 sân nữa và tốn thêm khoảng 6.000ha đất nông nghiệp. Điều đặc biệt là ở một số dự án sân golf chỉ chiếm 1/3 diện tích theo quy hoạch, còn lại dùng để xây biệt thự cao cấp và các dịch vụ khác”.
ĐB Đinh Thị Phương Lan còn đưa ra những con số khiến nhiều ĐB phải giật mình. ĐB Lan cho biết: Trong 5 năm chuyển đổi diện tích sử dụng đất đã ảnh hưởng tới khoảng 950.000 lao động và khoảng 2,5 triệu người. Trung bình 1ha khi thu hồi thì có 10 nông dân bị mất việc làm. Bà Lan cho rằng, sự chưa hoàn thiện trong cơ chế sẽ tước đoạt quyền lợi chính đáng của người dân, vi phạm chế định sở hữu toàn dân về đất đai và sẽ đẩy một bộ phận không nhỏ người dân ra khỏi đồng ruộng của họ dẫn đến cuộc sống người nông đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn. Nhiều ĐB cho rằng không nên quy hoạch thêm đất cho các KCN.
Người nông dân An Khánh, Hoài Đức (Hà Nội) đi qua ruộng lúa nhà mình nay là KCN. Ảnh: KỲ ANH |
Chính sách về rừng chưa được quan tâm đúng mức
Thảo luận về vấn đề 5 triệu hécta rừng trồng mới, nhiều ĐB cho rằng yếu kém nhất của dự án này là việc lập quy hoạch của dự án. “Có thể nói quy hoạch là điểm yếu nhất, yếu đến mức không nắm được diện tích đất rừng, vì vậy đã làm sai lệch một số liệu cơ bản về tình trạng của các loại rừng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tham mưu cho QH khóa X ra nghị quyết không sát với thực tế nên QH khóa XI không có cách nào khác là phải điều chỉnh mục tiêu từ trồng mới 5 triệu hécta rừng xuống còn trồng mới 3 triệu hécta rừng” – ĐB Trần Minh Diệu phát biểu.
Đề xuất những chính sách nhằm phát triển rừng, ĐB Thào Xuân Sùng và nhiều ĐB khác đề nghị tới đây việc bảo vệ và phát triển rừng phải chú ý đến sự tham gia và quyền hưởng lợi trực tiếp của cộng đồng dân cư, mà trước hết là của đồng bào các dân tộc thường xuyên gắn bó với rừng. Một số ĐB cũng đề nghị Chính phủ có chính sách hạn chế đến mức tối đa việc chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên nguyên sinh sang trồng rừng kinh tế, nhất là trồng caosu, càphê, đồng thời có chính sách quy định tỉ lệ thuế tài nguyên nước và thuế VAT của các nhà máy thủy điện để đầu tư trở lại cho người làm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời tiến hành sửa đổi Luật Doanh nghiệp theo hướng nhà máy thủy điện được xây dựng ở địa phương nào thì làm nghĩa vụ nộp thuế tại địa phương đó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.