Thứ năm, 23/01/2025, 21:14:25 PM (GMT+7)

Cần Thơ phối hợp các tỉnh khai thác tài nguyên hợp lý và ngăn chặn sạt lở bờ sông Hậu Tin ảnh

(10:35:34 AM 13/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Cần Thơ hiện có 8 mỏ cát trên sông Hậu với trữ lượng khoảng 18 triệu m3, nằm tại các khu vực vàm Bò Ót, cồn Tân Lộc, Thuận Hưng (quận Thốt Nốt), cồn Ấu, Bùng Binh, Bến Bạ (quận Cái Răng), khu vực bến phà Cần Thơ (quận Ninh Kiều), Phước Thới (quận Ô Môn). Mấy năm qua, có khoảng 2 triệu m3 đã được khai thác để san lấp mặt bằng các khu công nghiệp, khu dân cư, công trình giao thông.

Tuy nhiên, việc quản lý khai thác nguồn tài nguyên này còn bất cập như: Nhiều cá nhân từ Đồng Tháp, Vĩnh Long đến khai thác cát trái phép tại một số mỏ cát thuộc địa phận Cần Thơ. Ngược lại, một số đơn vị, cá nhân được phía Cần Thơ cho phép cũng lén lút khai thác cát trái phép tại địa phận các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp. Cộng với tình trạng khai thác vượt mức cho phép của rất nhiều phương tiện trên sông Hậu (trên phạm vi cả ba tỉnh, thành), gây nguy cơ sạt lở bờ sông ngày càng trầm trọng hơn.

 


Ảnh minh họa

 

Khắc phục bất cập trên, Cần Thơ phối hợp với các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp là hai địa phương có chung mỏ cát trên sông Hậu để khai thác tài nguyên hợp lý; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn khai thác cát trái phép hoặc quá mức cho phép, dẫn đến thay đổi dòng chảy, gây sạt lờ bờ sông. Từ đầu năm 2013 đến nay, có 18 trường hợp khai thác cát trái phép trên sông Hậu bị phát hiện, xử lý. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm hoạt động khai thác cát trái phép gần chân cầu Cần Thơ nhằm bảo vệ cầu và luồng hàng hải trên sông Hậu.

Ngoài ra, cả ba tỉnh khuyến cáo nhân dân ven sông thực hiện các biện pháp chống sạt lở bờ sông như: Kè, trồng cây chắn sóng, gia cố bờ sông bằng nhiều loại vật liệu có sẵn nhằm không làm trầm trọng thêm tình trạng sạt lở. Hiện trên đoạn sông Hậu thuộc địa bàn Cần Thơ có 16 điểm sạt lở; trong đó, có 8 điểm sạt lở mạnh, tập trung tại đoạn sông phía trái từ cửa sông Cần Thơ đến khu vực Tân Quới, Đông Phú, cù lao Lục Sĩ Thành (Vĩnh Long). Bờ phải sông Hậu, phía Cần Thơ cũng bị sạt lở sâu vào bờ 7,2 mét, thành phố đã xây bờ kè dài gần 2 km chống lở. Riêng tại bến thượng lưu (bờ trái) phà Cần Thơ (cũ), từ năm 1968 đến nay bị sạt lở sâu vào bờ 17,2 mét. Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân sạt lở do thủy lực dòng chảy lớn, nhất là về mùa lũ; hình thái sông quanh co làm dòng chảy hướng vào bờ (về phía phải hoặc trái) ở từng đoạn; do cấu trúc địa chất không chắc chắn, dễ bị xói lở do sóng vỗ và do khai thác cát sông không đúng qui định như khai thác gần bờ, khai thác quá sâu.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần Thơ phối hợp các tỉnh khai thác tài nguyên hợp lý và ngăn chặn sạt lở bờ sông Hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI