Tài nguyên - Thiên nhiên
Cần quy hoạch giữ nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long
(10:55:43 AM 18/05/2013)
Các tỉnh cần qui hoạch lại cơ cấu sử dụng đất; xây dựng phương án điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng khu vực ven biển; phân ranh vùng mặn, lợ, ngọt, trước hết tại vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp (bán đảo Cà Mau), tại các cửa thuộc sông Mê kông, 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây; có giải pháp cụ thể để vừa khắc phục tình trạng nước ngọt đang cạn kiệt dần ở phía hạ lưu các sông tại ĐBSCL, vừa chủ động trữ nước trong mùa mưa và điều tiết nước trong mùa khô bằng cách liên kết các công trình thủy lợi phía trên (gần dòng chính sông Mê kông) thành các công trình lớn, liên hoàn. Thí dụ công trình Gò Công – Bảo Định, Ba Lai với Mỏ Cày, Nam Mang Thít với phía trên sông Mang Thít, công trình Tiếp Nhật với Quản Lộ - Phụng Hiệp; nhanh chóng hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông tại ĐBSCL cùng các công trình ngăn sông và điều tiết nước tại các cửa sông, trước hết tại các cửa sông Hàm Luông, Cái Lớn, Cái Bé, Vàm Cỏ để khi nước sông cao thì xả ra biển, khi nước triều cao thì ngăn lại không cho tràn vào nội địa.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã khảo sát cho biết: Mùa khô năm nay và trong những năm tới, nước mặn diễn biến rất phức tạp, xâm nhập hầu hết các tỉnh ĐBSCL, nghiêm trọng nhất là tại vùng ven biển Tây và bán đảo Cà Mau. Hiện các công việc ngăn mặn, điều tiết nước tại ĐBSCL không còn phù hợp với tình tình nuôi thủy sản nước lợ, mặn và trồng lúa, màu. Cụ thể, hệ thống thủy lợi tại đây đã xuống cấp, nổi cộm nhất là tại vùng mặn Bắc quốc lộ 1A thuộc tỉnh Bạc Liêu, đa số các cửa cống đã hỏng. Hiện chỉ có 1 trong 3 cửa cống ở huyện biển Giá Rai hoạt động được. Do hệ thống thủy lợi tại vùng tôm – lúa (25.200 ha) tỉnh Bạc Liêu không hoàn chỉnh, nên nước mặn đã lấn sang vùng ngọt thuộc Bạc Liêu, Sóc Trăng, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân.
Tại Cà Mau, việc xây dựng các cống không đồng loạt, nên không có tác dụng ngăn mặn, đồng thời còn làm nước mặn xâm nhập vào tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang. Riêng Kiên Giang, mặn xâm nhập vào vùng ngọt từ 4 – 6 km. Nước mặn từ cửa Rạch Giá đã vào tuyến kênh Rạch Giá – Hà Tiên rồi từ đây xâm nhập vào kênh Rạch Giá - Long Xuyên, từ cửa sông Vàm Răng vào tuyến kênh Rạch Giá – Hà Tiên, khu vực Luỳnh Huỳnh, Vàm Rầy. Mặn từ cửa sông Rạch Sỏi vào tuyến kênh Cái Sắn (Kiên Giang, Cần Thơ), từ kênh Giồng Riềng vào kênh KH5, từ sông Cái Lớn (Cà Mau) vào kênh rạch huyện Gò Quao (Kiên Giang). Tại An Giang, mặn từ kênh Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Rạch Giá – Long Xuyên xâm nhập vào các xã khu giáp ranh 2 tỉnh Kiên Giang - An Giang, thuộc huyện Thoại Sơn. Tại Bạc Liêu, mặn xâm nhập các kênh Hộ Phòng, Giá Rai, Láng Trâm, vào vùng chuyển đổi sản xuất theo mô hình tôm – lúa, vào cả vùng ngọt thuộc 2 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng. Mặn xâm nhập đã gây thiệt hại nhiều mức độ hàng chục ngàn ha lúa tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.