Thứ hai, 25/11/2024, 06:33:48 AM (GMT+7)

Cần quản lý và khai thác tốt nguồn đá bazan “cây” ở Đắk Mil - Đắk Nông

(08:28:18 AM 01/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Một số xã vùng biên giới huyện Đắk Mil (Đắk Nông) phân bố khá nhiều đá bazan hình dạng cột lăng trụ (hay còn gọi là đá bazan "cây"), đang được người dân và doanh nghiệp khai thác để làm vật liệu xây dựng và trang trí. Tuy nhiên hiện nay, cơ quan quản lý tài nguyên và chính quyền địa phương vẫn chưa quản lý nguồn khoáng sản này, để việc khai thác đá bừa bãi gây lãng phí tài nguyên và mất trận tự trên địa bàn.

( Ảnh minh họa )

 

Theo các nhà địa chất, loại đá bazan “cây” có nguồn gốc từ núi lửa phun trào, phân bố trên diện rộng trong toàn vùng, trong đó tập trung nhiều nhất tại xã Đắk Lao (huyện Đắk Mil) với trữ lượng rất lớn. Đá banzan “cây” ở đây có hình cột lăng trụ tứ giác, ngũ giác, lục giác kích thước lớn nhỏ khác nhau được xếp liền kề san sát nhau, tập trung nhiều hai bên bờ khe suối và lộ thiên trong nhiều đám rẫy cà phê và trong vườn thổ cư của người dân địa phương. 


Thời gian qua, một số cá nhân và doanh nghiệp tư nhân khai thác đá bazan “cây” bán cho các cơ sở công nghiệp - xây dựng cưa xẻ thành tấm, gạch ốp lát tường, nền nhà, gạch trang trí sử dụng cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Một số người sử dụng đá “cây” xây dựng hòn non bộ, trang trí trong nhà hàng, quán cà phê. Nguồn đá "cây" sau khi khai thác, được người dân bán cho các doanh nghiệp để đưa đi chế biến ở các cơ sở cưa xẻ đá ốp lát ở trong tỉnh Đắk Nông và các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Khánh Hòa. Điều đáng nói, người dân và một số doanh nghiệp tư nhân nhỏ trên địa bàn khai thác loại đá này một cách bừa bãi, nhiều nơi đào bới nham nhở gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại cảnh quan. Tình trạng tranh giành khai thác đá thường xuyên xảy ra, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. 


Nhân dân huyện Đắk Mil đề nghị tỉnh Đắk Nông cần điều tra, đánh giá một cách đầy đủ về sự phân bố và trữ lượng để khai thác và chế biến loại đá “cây” phục vụ tốt cho nhu cầu xây dựng ở trong nước và xuất khẩu. Đồng thời xem xét cấp phép khai thác cho doanh nghiệp, bảo đảm khai thác đá hợp lý, tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

( TTXVN )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần quản lý và khai thác tốt nguồn đá bazan “cây” ở Đắk Mil - Đắk Nông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI