Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
( Ảnh minh họa )
Theo các nhà địa chất, loại đá bazan “cây” có nguồn gốc từ núi lửa phun trào, phân bố trên diện rộng trong toàn vùng, trong đó tập trung nhiều nhất tại xã Đắk Lao (huyện Đắk Mil) với trữ lượng rất lớn. Đá banzan “cây” ở đây có hình cột lăng trụ tứ giác, ngũ giác, lục giác kích thước lớn nhỏ khác nhau được xếp liền kề san sát nhau, tập trung nhiều hai bên bờ khe suối và lộ thiên trong nhiều đám rẫy cà phê và trong vườn thổ cư của người dân địa phương.
Thời gian qua, một số cá nhân và doanh nghiệp tư nhân khai thác đá bazan “cây” bán cho các cơ sở công nghiệp - xây dựng cưa xẻ thành tấm, gạch ốp lát tường, nền nhà, gạch trang trí sử dụng cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Một số người sử dụng đá “cây” xây dựng hòn non bộ, trang trí trong nhà hàng, quán cà phê. Nguồn đá "cây" sau khi khai thác, được người dân bán cho các doanh nghiệp để đưa đi chế biến ở các cơ sở cưa xẻ đá ốp lát ở trong tỉnh Đắk Nông và các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Khánh Hòa. Điều đáng nói, người dân và một số doanh nghiệp tư nhân nhỏ trên địa bàn khai thác loại đá này một cách bừa bãi, nhiều nơi đào bới nham nhở gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại cảnh quan. Tình trạng tranh giành khai thác đá thường xuyên xảy ra, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Nhân dân huyện Đắk Mil đề nghị tỉnh Đắk Nông cần điều tra, đánh giá một cách đầy đủ về sự phân bố và trữ lượng để khai thác và chế biến loại đá “cây” phục vụ tốt cho nhu cầu xây dựng ở trong nước và xuất khẩu. Đồng thời xem xét cấp phép khai thác cho doanh nghiệp, bảo đảm khai thác đá hợp lý, tránh lãng phí nguồn tài nguyên.