"Nhà vệ sinh bệnh viện bẩn tức là giám đốc bẩn, trưởng khoa bẩn!"
(22:09:56 PM 18/05/2018)(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói như vậy với hàng trăm giám đốc bệnh viện đa khoa từ hạng 2 trở lên (phía Bắc) tại hội nghị về giảm thời gian chờ khám và cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện, vừa được Bộ Y tế tổ chức sáng 18-5.
>> Tháp nghệ thuật bên hồ Gươm thành... nhà vệ sinh: Không thể tưởng tượng >> Nhà vệ sinh của khách sạn, công ty thành nhà vệ sinh miễn phí >> “Nỗi khổ trẻ con, nỗi nhục người lớn” >> Quyền chính đáng của Hiệp hội Nhà vệ sinh >> Nhà xây to, hoành tráng nhưng phòng vệ sinh vẫn bé, tối, khai và đầy muỗi
Nhân viên dọn dẹp nhà vệ sinh tại Bệnh viện K Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
"Trong số hơn 20% người bệnh chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ, tỉ lệ chưa hài lòng về nhà vệ sinh bệnh viện là nhiều nhất. Nhà vệ sinh bẩn thì bệnh viện không thể xếp thứ hạng cao được, nhà vệ sinh bẩn thì tức là giám đốc bẩn, trưởng khoa bẩn", bà Tiến nói.
Theo Bộ trưởng Tiến, hiện có gần 19% nhà vệ sinh bệnh viện trên toàn quốc được xếp ở mức 1 và 2, tức là chưa đạt yêu cầu.
"Một nhà vệ sinh chuẩn thì nền phải khô, sạch, có khăn/thảm chùi chân, khu bồn cầu phải có giấy và thùng rác, có lavabo, gương và xà bông, nhưng không phải xà bông cục vì với bệnh viện thì xà bông cục sẽ bẩn, nếu lịch sự thì có thêm máy sấy khô tay" - bà Tiến nói về chuẩn một nhà vệ sinh sạch, sau khi ông phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế Nguyễn Thanh Hà nhiều lần không nói rõ được mô hình này.
Tại hội nghị, bộ trưởng Bộ Y tế nhiều lần dùng từ "giai đoạn này phải quyết liệt" để nói về hai vấn đề giảm thời gian chờ khám và cải thiện chất lượng nhà vệ sinh.
Các diễn giả phát biểu tại hội nghị dùng nhiều từ "cải thiện, tăng cường, đẩy mạnh" làm bà Tiến thấy chung chung, mơ hồ.
Bộ trưởng yêu cầu đưa ra tiêu chí nhà vệ sinh chuẩn để các bệnh viện về thực hiện, nếu bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn, 11h trưa người bệnh vẫn chờ khám đông chật thì khi chấm điểm bệnh viện không thể xếp hạng cao, đồng thời cứ quy trách nhiệm cho giám đốc bệnh viện.
Trao đổi, nhiều giám đốc bệnh viện thừa nhận nhà vệ sinh bệnh viện mình còn bẩn, hôi, chưa đạt chuẩn.
Ông Trần Văn Thuấn, giám đốc Bệnh viện K, cho hay bệnh viện sẽ bắt đầu sửa sang ngay và cam kết tháng 6 tới sẽ đạt chuẩn nhà vệ sinh như yêu cầu của Bộ Y tế.
Về thời gian chờ khám, Bộ trưởng Tiến yêu cầu nhanh chóng thực hiện đặt hẹn khám qua điện thoại, qua mạng, sớm có giải pháp để người bệnh đến bệnh viện không phải chờ. "Người bệnh nhịn ăn sáng đi xét nghiệm mà phải chờ đến 11h là họ mệt lắm" - bà Tiến nói.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, hiện người bệnh phải chờ tới trên 45 phút để đợi được khám lâm sàng thông thường, đợi 56 phút riêng để chờ kết quả một xét nghiệm cận lâm sàng.
Nếu bệnh nhân vừa xét nghiệm vừa chụp chẩn đoán phải chờ trên 71 phút để lấy kết quả... Đó là chưa tính thời gian chờ để được vào làm xét nghiệm, chụp chiếu. Thời gian chờ khám quá dài và nhiều thủ tục rắc rối cũng khiến người bệnh phiền lòng.
"Tại sao không cho họ đặt hẹn trước, tại sao không mở ra nhiều bàn thu tiền, tại sao không sử dụng hình thức thẻ thanh toán để thực hiện nhanh khâu này..." - bà Tiến chất vấn và yêu cầu phải nhanh chóng giảm thời gian chờ khám, không để bệnh nhân mệt mỏi ngồi chờ ở bệnh viện.
Lan Anh (Báo Tuổi trẻ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.