Thứ sáu, 22/11/2024, 09:18:42 AM (GMT+7)

Nhà xây to, hoành tráng nhưng phòng vệ sinh vẫn bé, tối, khai và đầy muỗi

(18:56:00 PM 10/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Câu chuyện về cái nhà vệ sinh thực ra là câu chuyện không chỉ về cách nghĩ, mà còn là văn hoá, là lối sống, đó là ý kiến nhà báo Anh Ngọc nhân việc cư dân mạng bàn tán về tên gọi khi thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam.

Anh Ngọc chia sẻ: "Trong một số báo ra trong năm 2018, tạp chí nổi tiếng National Geographic viết rằng, đến thời điểm này, vẫn còn gần nửa tỉ người trên thế giới này bài tiết chất thải ở ngoài trời, hầu hết trong số đó là ở các nước đang phát triển.

 

Đáng chú ý, ở cuối bài, có 2 tấm ảnh liên quan đến chính Việt Nam bây giờ. Tấm 1 viết về chị Phạm Thị Lan ở làng Vĩnh Xuyên đang rửa mặt cho con ngay bên cạnh nhà vệ sinh "cầu tõm" của gia đình. Tấm 2 là ảnh một đứa trẻ đang đi vệ sinh, trong một WC ở Bến Tre. Chú thích nói những đứa trẻ này là "đại sứ về vệ sinh", về nhà chia sẻ với gia đình về tác dụng của nhà vệ sinh và rửa tay. Thông tin cho biết, tỷ lệ "ị" bừa bãi ngoài trời của Việt Nam đã giảm từ 39% năm 1990 đến gần zero vào thời điểm này.
 
Nhà[-]xây[-]to,[-]hoành[-]tráng[-]nhưng[-]phòng[-]vệ[-]sinh[-]vẫn[-]bé,[-]tối,[-]khai[-]và[-]đầy[-]muỗi
 
Hai tấm ảnh, hai câu chuyện trái ngược cho thấy ở nước ta, nhà vệ sinh vẫn và sẽ còn là câu chuyện lớn thế nào liên quan đến lối sống. Ở thành thị và các nông thôn đã được đô thị hoá, cái WC bây giờ mới được quan tâm hơn, nhưng tư duy thì nhiều nơi vẫn cũ lắm, và nhờ thế, bệnh tật từ việc vệ sinh không sạch do ô nhiễm nguồn nước, do thực hành vệ sinh kém, chẳng hạn tiêu chảy, vẫn còn đeo đẳng chúng ta, mà trình độ nhận thức của dân nghèo về việc này còn thấp. Nhưng không chỉ có người ít học và nghèo không hiểu được điều này.
 
Mình đã chứng kiến nhiều nhà xây rất to, trang hoàng rất đẹp, nhưng cái nhà vệ sinh thì vẫn bé, tối, khai và đầy muỗi. Mình cũng đã về những miền quê nghèo mà cái nhà vệ sinh đặt ngay gần chuồng trâu (mà cái chuồng trâu ấy lại gần một cái ao nơi họ vẫn tắm giặt và rửa bát đĩa!!!). Cách vệ sinh của chúng ta cũng có vấn đề. Mình đã luôn để ý một việc duy nhất này thôi: trong các WC hiện đại có máy sấy tay, nhưng đa phần quân mình "đi" xong đã có rửa tay, nhưng không sấy mà chủ yếu bôi vào... quần cho khô! Ngay cả nhiều gia đình trông rất đàng hoàng, khi ngồi ăn các thứ phải dùng tay cũng không hề rửa tay trước khi ăn.
 
Đối với nhiều người, thì nói đến chuyện đi tè đi ị có vẻ không được thanh cao cho lắm, cho là nó bần tiện quá, nhỏ nhặt quá, không xứng với họ. Họ không ý thức được rằng, bệnh tật từ cái nhà WC không ít đâu, bệnh tật từ thói quen sinh hoạt tuỳ tiện không sạch sẽ cũng rất nhiều. Ăn uống không đúng cách thì gây bệnh. Đi vệ sinh không đúng cách có thể gây stress và chất thải của chúng ta phản ánh sức khoẻ của chính chúng ta.
 
Mình, người lớn lên cùng với những ám ảnh về các nhà vệ sinh công cộng không có cửa, hôi thối và đầy giòi bọ, rất quan tâm đến các nhà vệ sinh, đến sự sạch sẽ và tiện nghi của nó. Các bạn thì sao? Và làm ơn đừng cười cợt cái sự ra đời của Hiệp hội nhà vệ sinh. Nó không tiêu tiền ngân sách, nó khuếch trương văn hoá vệ sinh, và chúng ta hy vọng nó sẽ giúp xây dựng và phát triển nhà vệ sinh sạch, đúng chuẩn cho các trường học hay bệnh viện và ở nơi công cộng.
 
Đừng cười, đừng chế nhạo, đừng bảo họ hâm. Họ đang làm một việc cực kỳ thiết thực đấy. Không tin thì hãy xem tỉ phú Bill Gates đã làm gì những năm qua, diễn viên Matt Damon cũng thế? Họ đi khắp nơi để vận động vệ sinh sạch và gây quỹ làm nhà vệ sinh sạch cho thế giới thứ ba đấy. Mà cái thế giới ấy đang có cả chúng ta đấy.
 
Từ Pháp, BTV Mỹ Linh chia sẻ: "Được có chỗ đi vệ sinh sạch là một trong những quyền công dân đấy. Sao đồng bào không vui khi có một hiệp hội lo cho cái quyền này của đồng bào nhỉ? 
 
Mới vài tháng trước đồng bào còn mắng Bộ Giáo dục và Đào tạo vì tội để con cái đồng bào nhịn cả ngày không dám tè ở trường cơ mà. Nếu tổ chức này hoạt động tốt thì sẽ chấm dứt tình trạng cuối buổi học trẻ con chạy như vịt về nhà vì sợ tè ra quần. 
 
Nhiều nước có tổ chức này. Thế giới có cả tổ chức phi chính phủ về vấn đề này cơ mà. Gọi là chăm lo cho sức khỏe của cộng đồng đấy chứ. Ngày 19/11 là ngày WC thế giới nhé đồng bào. Chưa biết thì cập nhật xong rồi hãy cáu. Cáu linh tinh mất vui".
 
Nhà[-]xây[-]to,[-]hoành[-]tráng[-]nhưng[-]phòng[-]vệ[-]sinh[-]vẫn[-]bé,[-]tối,[-]khai[-]và[-]đầy[-]muỗi
 
Facebooker Hằng Thanh chia sẻ: "Khi bạn vào nhà vệ sinh nơi đông người, như bệnh viện, trường học, nhà hàng, siêu thị, nhà ga vv... bạn sẽ hiểu được nhà vệ sinh sạch quan trọng đến thế nào. 
 
Bởi thế, trong số ý kiến không hài lòng về chất lượng bệnh viên mà một tổ chức quốc tế khảo sát, có một tỉ lệ rất cao trả lời là do nhà vệ sinh không sạch.
 
Tôi là người cực kỳ quan tâm đến nhà vệ sinh sạch hay không, nên thấy việc Hiệp hội nhà vệ sinh ra đời rất cần thiết để nâng cao nhận thức về vấn đề này, khi hiện nhiều nơi chưa coi trọng.
 
Tôi đến một đơn vị nào, chỉ ghé qua nhà vệ sinh là biết người đứng đầu nơi đó có chu đáo, có sạch sẽ, có quan tâm đến nhân viên hay không. Một người lãnh đạo không có tầm bao quát, không coi trọng nhân viên và khách khứa, thì đơn vị đó nhà vệ sinh bẩn, hôi và ngược lại. Thậm chí, một số nơi nhà vệ sinh thiếu, hoặc luôn đóng cửa; một số nơi còn khoá nhà vệ sinh nữ không cho sử dụng, đều phản ánh rất rõ tư duy và văn hoá của người đứng đầu.
 
Vì nhà vệ sinh nhỏ mà không hề nhỏ".
TT&VH (Tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà xây to, hoành tráng nhưng phòng vệ sinh vẫn bé, tối, khai và đầy muỗi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI