Thứ bảy, 18/01/2025, 11:11:45 AM (GMT+7)

“Nỗi khổ trẻ con, nỗi nhục người lớn”

(19:18:55 PM 11/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Cũng không phải vô lý khi một bài báo mới đây đã miêu tả tình trạng thiếu nhà vệ sinh như một “nỗi khổ trẻ con, nỗi nhục người lớn”.


“Nỗi[-]khổ[-]trẻ[-]con,[-]nỗi[-]nhục[-]người[-]lớn”

Không phải vô lý khi một bài báo mới đây đã miêu tả tình trạng thiếu nhà vệ sinh như một “nỗi khổ trẻ con, nỗi nhục người lớn”.
 
Gần 40 năm trước, tôi, một cô bé ngơ ngác từ Nam Định vào miền nam thăm ông ngoại và các bác đã sửng sốt đến ngỡ ngàng và rồi yêu thích đến mê mệt cái toillet nhà ông ngoại. Trong tâm trí một con bé chưa đầy chục tuổi là tôi lúc đó, cái nhà vệ sinh đó sao mà tuyệt đến vậy, sạch bong, sáng loáng lại cực kỳ tiện lợi, đi xong chỉ gạt nước một cái là mọi tồn dư trôi tuột, khác xa cái hố xí hai ngăn.
 
Có lẽ lớp trẻ như con tôi bây giờ chẳng đứa nào có thể hình dung được, lớp người tuổi cha mẹ ông bà mình những ai sinh sống ở miền bắc trước đây đã từng phải đi vệ sinh trong những cái nhà vệ sinh được gọi là hố xí hai ngăn đó. Và cũng từ những ấn tượng thuở bé thơ đó mà sau này, điều tôi quan tâm nhất trong ngôi nhà của mình luôn là cái toillet.
 
Tôi nhớ cách đây 10 năm, tôi được bạn giới thiệu mua một căn nhà, vị trí đẹp, diện tích phù hợp, giá cả phải chăng, nghĩ trong đầu giờ chỉ còn thương lượng một chút với chủ nhà rồi chốt luôn, ấy vậy mà phải bỏ cũng chỉ vì cái nhà vệ sinh. Nhà xây ba tầng rõ to, khang trang hiện đại với phòng khách đẹp mê li, nhà bếp sáng choang, 3 phòng ngủ kèm thêm cái sân thượng vừa phơi quần áo vừa trồng cây, nhìn sơ chẳng chê được điểm nào ngoại trừ cả cái nhà to thế có mỗi một cái nhà vệ sinh vừa là nhà tắm ở tầng trệt.
 
Có lẽ, trong quan niệm của rất nhiều người, nhà vệ sinh chẳng có gì là quan trọng, nó chỉ là công trình phụ trong tổng thể ngôi nhà của họ. Rất nhiều gia đình đầu tư xây nhà rất to, rất hiện đại nhưng nhà vệ sinh lại rất khiêm tốn, thậm trí rất sơ sài. Nhà riêng đã vậy thì nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam có chất lượng thuộc hàng tệ nhất thế giới cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
 
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có lượng người sinh sống lớn, khách du lịch cũng đông nhưng kiếm đỏ mắt mới được một vài nhà vệ sinh mà nói thật, trừ khi bị tào tháo rượt giữa đường phải chịu chứ không thì có các tiền tôi cũng chẳng dám bước. Nhà vệ sinh tại các bệnh viện, trường học, thậm chí là quán ăn cũng đều trong tình trạng quá tải, xuống cấp, mất vệ sinh. Thành phố lớn còn như thế nói chi các thành phố nhỏ.
 
Mới đây, tôi theo đoàn tham quan đi Mộc Châu, khi về có ghé ngang một trạm dừng chân gần Hà nội, có bán đủ thứ đặc sản đồ ăn đặc biệt là sữa chua các loại, thế nhưng khi ra khu vệ sinh thì thôi rồi, không đủ can đảm để cầm vào bất cứ món đồ ăn gì của cửa hàng đấy nữa.
 
Thời đại của công nghệ 4.0 rồi mà một cửa hàng khách đông nườm nượp có khu vệ sinh vẫn như từ thời hố xí hai ngăn. Chẳng có nước dội, nhà vệ sinh được thiết kế dùng chung, đơn giản là cái rãnh dài với hàng gạch thấp để kê chân và ngăn nước thải. Đồ rằng cái thời ăn lông ở lỗ chắc cũng chẳng có ai trần trụi đến mức đi vệ sinh trước mặt người khác như thế.
 
Lấy các nhà vệ sinh công cộng ở nước ngoài ra để so sánh có khi lại bảo tôi sùng ngoại, nhưng quả thật mỗi dịp đi nước ngoài, vào các trạm dừng chân trên đường cao tốc của họ lại ước ở Việt Nam có các khu vệ sinh công cộng sạch đẹp như vậy.
 
Tôi nhớ có lần dừng chân ở một trạm nghỉ miền tây nước Pháp, khung cảnh nên thơ đến nỗi tôi cứ nghĩ mình đang lạc trong một khu vườn cổ tích. Chỉ là một trạm dừng cho khách đi vệ sinh mà họ trồng cả một vườn hoa hồng trắng, hoa nở rực rỡ, thơm ngát. Khu vệ sinh sạch bong, hiện đại, tường được sơn phết vẽ trang trí vui mắt, nếu muốn còn có cả phòng tắm nước nóng cho những ai đi phượt lâu ngày. Cảm giác được chăm chút đến những nhu cầu thầm kín nhất khiến người ta dễ hài lòng với thực tại xã hội hơn rất nhiều.
 
“Nhà vệ sinh đặc biệt quan trọng với sức khỏe cộng đồng, thậm chí là với cả nhân phẩm”. Đó là lời của Bill Gate.
 
Như vậy, việc thành lập Hiệp hội nhà vệ sinh là cần thiết khỏi bàn cãi nhiều. Hy vọng sớm thôi, 20 triệu người dân sẽ được tiếp cận với điều kiện vệ sinh hợp chuẩn, và 6 triệu người trong số đó, không còn phải phóng uế bừa bãi. Xa hơn thế, nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của nhà vệ sinh hợp chuẩn là một cách để nâng cao chất lượng sống.
(Đan Hà/Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Nỗi khổ trẻ con, nỗi nhục người lớn”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI