Sống xanh
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ phân loại rác thải tại nguồn
(21:03:23 PM 24/11/2015)Phân loại rác thải tại nguồn giúp công tác tái chế thuận lợi hơn và tận dụng triệt để mọi nguồn lợi từ rác
Thực hiện kế hoạch, UBND thành phố Bắc Ninh và huyện Gia Bình đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia phân loại CTRSH tại nguồn; tổ chức cho cán bộ, đại diện nhân dân địa phương đi tham quan học tập kinh nghiệm mô hình quản lý CTRSH của một số địa phương ở Nam Định, Thanh Hóa.
Đồng thời, chỉ đạo Ban quản lý dự án mua sắm thiết bị thùng chứa CTRSH để thực hiện mô hình thí điểm; hướng dẫn và ký cam kết với từng hộ gia đình, cơ sở trên địa bàn thực hiện phân loại. Theo đó, mỗi hộ gia đình, đơn vị được trang bị 3 thùng lưu giữ CTRSH có nắp đậy với các màu sắc khác nhau (Thùng màu xanh đựng chất thải rắn tái chế và tái sử dụng; màu vàng đựng chất thải có thể đốt; màu đen đựng chất thải chôn lấp); các cơ sở sản xuất kinh doanh tự trang bị thùng lưu trữ chất thải theo quy định, bố trí khu lưu trữ riêng.
Anh Ngọc Tráng, người dân ở phường Ninh Xá (TP Bắc Ninh) cho biết: “Trước đây, tôi cũng có thói quen để rác lẫn vào một xô rồi chờ công nhân vệ sinh đến thu gom. Nhưng từ khi được hướng dẫn áp dụng phân loại rác tại nguồn, tôi luôn nhắc nhở mọi thành viên trong gia đình cùng hưởng ứng. Thực hiện theo quy trình phân loại rác khá đơn giản, từ chỗ phân loại tại nhà rồi đem đổ ra các thùng công cộng đã được quy định vừa đảm bảo sạch sẽ, không gây hôi thối, vừa giữ được mỹ quan đô thị.
Sau một thời gian thực hiện theo mô hình, hiện tại xã Cao Đức có 1.950 hộ gia đình, đạt 100% tham gia phân loại CTRSH tại nguồn, tổng khối lượng rác sinh hoạt được phân loại, thu gom, vận chuyển khoảng 14,58 tấn/tháng, trong đó, chất có thể đốt 11,5 tấn, chất thải rắn chôn lấp 3,08 tấn. Tại phường Ninh Xá có 2.486 gia đình tham gia thực hiện phân loại rác, chiếm 87,57% số hộ trên địa bàn, tổng khối lượng CTRSH được thu gom là 186 tấn/tháng, trong đó chất thải rắn có thể đốt là 162 tấn, chôn lấp 24 tấn.
Theo đánh giá chung, việc triển khai hai mô hình phân loại CTRSH tại nguồn bước đầu đạt được một số thành quả nhất định: Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác bảo vệ môi trường, phân loại CTRSH tại nguồn có chuyển biến theo hướng tích cực; đa số nhân dân trong khu vực thí điểm đã nhận biết và phân loại đúng theo hướng dẫn.
Lượng CTRSH sau khi phân loại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển xử lý theo đúng quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đối với chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng và chất thải rắn chôn lấp, riêng chất thải rắn có thể đốt thu gom vào buổi chiều hàng ngày...
Việc phân loại rác thải đem lại hiệu quả về kinh tế rõ rệt (giảm chi phí cho xử lý rác thải bằng phương pháp đốt, kiểm soát được lượng khí phát thải trong quá trình đốt rác, giảm lượng chất thải chôn lấp), mang lại cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp cho đô thị cũng như khu vực nông thôn.
Ngoài việc bảo vệ môi trường thì việc phân loại rác taị nguồn cũng giúp tiết kiệm chi phí sản xuất phân bón hữu cơ từ rác, lại vừa tiết kiệm chi phí mua phân bón.
Bởi vậy, triển khai đề án “phân loại rác tại nguồn” nhằm tận dụng các thành phần có ích trong rác để tạo các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời làm sạch môi trường sinh thái, nâng cao ý thức của người dân trong việc chung tay bảo vệ môi trường sống là việc làm cần thiết.
Nhằm duy trì và nhân rộng mô hình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn toàn tỉnh theo mô hình đô thị và nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, ngành chức năng đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển rác về nơi xử lý; kinh phí tuyên truyền và thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đối với các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.
Có thể nói, việc triển khai phân loại rác thí điểm ở các phường bước đầu cho thấy sự phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện mang lại hiệu quả tích cực, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân về cách phân loại rác; tổ chức ký cam kết thực hiện với các hộ gia đình đảm bảo thực hiện đồng bộ. Đồng thời, tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm những mặt được, chưa được để có phương án điều chỉnh hợp lý, qua đó góp phần xây dựng môi trường nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp, văn minh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.