Sống khỏe
Làm gì để giảm bớt đau cổ?
(01:23:21 AM 03/01/2016)
Về mặt vị trí giải phẫu, đau cổ được xác định là đau sau cổ gáy từ đường gáy trên lan xuống vai đến mỏm gai đốt sống ngực 1, lan ra hai bên đến vùng trên gai và phía trước, có thể đến vùng trên đòn, thường ít gặp hơn đau lưng.
Phần lớn các trường hợp đau cổ có thể điều trị nội khoa thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số trường hợp đi kèm với triệu chứng cần phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tích cực hơn, như đau cổ kèm theo dấu thần kinh khu trú tiến triển (đau có yếu hay dị cảm tay hoặc chân); đau cổ đi kèm với các triệu chứng sụt cân nhiều, ói, sốt.
Giới chuyên môn chia đau cổ làm hai loại: cấp tính và mạn tính.
Đau cổ cấp: Thường do tổn thương cân cơ và dây chằng, xuất hiện do tổn thương sau chấn thương hoặc do căng dãn cơ quá mức như ngủ nằm sai tư thế, khuân vác các vật nặng. Phần lớn các tổn thương nhỏ của cân cơ dây chằng sẽ lành trong khoảng vài ngày đến vài tuần. Có thể kết hợp điều trị với chườm nóng hoặc lạnh, vật lý trị liệu giúp giảm đau trong quá trình lành các tổn thương cân cơ.
Đau cổ mạn tính: Những trường hợp đau cổ kéo dài hơn hai tuần thường đi kèm các dấu hiệu báo động như đau lan về một tay kèm theo các triệu chứng tê và dị cảm. Khi có những triệu chứng biểu hiện do các tổn thương thực thể, cần phải thực hiện các cận lâm sàng chuyên biệt để chẩn đoán.
Nguyên nhân đau thường do đầu để lâu ở một tư thế, ví dụ như khi lái xe hay làm việc trên máy tính. Các trường hợp đau cổ lan xuống tay có đi kèm với tê và dị cảm ở tay tăng dần theo thời gian, thường liên quan đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ. Phần lớn các trường hợp đáp ứng với điều trị nội khoa. Thời gian điều trị nội khoa trung bình từ 6 đến 12 tuần, nếu không đáp ứng có thể xét đến chỉ định phẫu thuật.
Còn có nguyên nhân đau cổ có liên quan đến hoạt động và tư thế đầu cổ. Đau thường xuất hiện từ từ trong nhiều năm, liên quan đến các hoạt động gắng sức dồn dọc trục cột sống, gặp trong nhóm bệnh lý hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ; liên quan đến hoạt động vụng về của tay, đau lan xuống tay, giảm khả năng phối hợp vận động tay và chân, giảm khả năng thực hiện các động tác tinh vi, thường xuất hiện chậm và tăng dần theo thời gian; tổn thương bệnh lý do chèn ép tủy. Việc điều trị nội khoa đôi khi có thể giúp giảm đau, tuy nhiên, điều trị phẫu thuật được ưu tiên khi có chèn ép tủy
Đau cổ xuất hiện thay đổi trong ngày: thường xuất hiện vào sáng sớm khi thức dậy và có thể giảm dần trong ngày, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau một vài cử động cổ; cũng có thể xuất hiện khi thay đổi thời tiết và thường liên quan đến nhóm bệnh viêm khớp xương.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: chấn thương; viêm màng não; ung thư…
Hiện cũng có nhiều phương pháp chẩn đoán đau cổ như: X-quang; chụp cắt lớp; chụp cộng hưởng từ; chụp tủy sống… Đa số sẽ khỏi dần với điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu đau cổ nặng do chấn thương, ví dụ sau tai nạn xe cộ, người lao đầu từ trên cao xuống, không duỗi được tay chân, kèm đau đầu, tê bì, cảm giác kiến bò, yếu tay chân thì phải đi khám ngay để được can thiệp và điều trị đúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.