Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Hổ chết vì bị "Tâm thần" ở vườn thú Mỹ Quỳnh đâu có gì lạ?
(00:48:48 AM 05/03/2016)Một con hổ được nuôi tại vườn thú Mỹ Quỳnh -Ảnh Zing
So sánh như vậy cho vui, nhưng cũng là một ví dụ để mọi người dễ liên tưởng, thực chất vấn đề cũng đúng như vậy, các nhà động vật học cho rằng: “Động vật có thể chết vì stress, stress do di chuyển, stress do nuôi nhốt dẫn đến bỏ ăn, hiện tượng này xảy ra khá phổ biến. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, stress do nuôi nhốt cầm tù cũng khiến con vật không sinh sản được”.
Như vậy, trường hợp của chú hổ vừa chết ở vườn thú Mỹ Quỳnh - Long An là một ví dụ cụ thể, cũng là kết quả rõ ràng nhất cho căn bệnh stress này sau khi mọi người “tá hỏa” phát hiện ra cái cách mà vườn thú Mỹ Quỳnh nuôi nhốt những động vật hoang dã theo kiểu “thuần nông như nuôi gà vịt”. “hoang sơ” đến không có đủ cả cây cỏ, bóng mát, hồ nước, hồ bùn cho động vật tắm táp...
Nuôi động vật hoang dã đã khó, với động vật hoang dã quý hiếm lại càng khó và yêu cầu thận trọng hơn. Không phải chỉ cần mỗi ngày vứt vào cho chúng ê hề cây cỏ, thức ăn là xong mà cần phải trang bị cho chúng cả một môi trường sống thích hợp, quan tâm sao sát từng chút đến từng biểu hiện của chúng.
Nhiều người biện hộ rằng, thú chết thì vườn thú bị thiệt thòi về kinh tế nhiều chứ có mất gì đâu mà báo chí, rồi dư luận cứ phải “nhảy xổ” lên. Nhưng xin thưa rằng, động vật hoang dã quý hiếm không phải là con gà, con vịt, chết con này lại có con khác, chúng là động vật “quý hiêm” mà cả thế giới đang ra sức bảo vệ. Doanh nghiệp hay cá nhân không chỉ vì lợi ích của mình đem về nuôi rồi lại “tắc trách” để xảy ra sự cố chết chóc, rồi lại “biện minh” người chịu thiệt thòi là mình.
Thiệt thòi về mặt kinh tế thì có thể khắc phục được nhưng thiệt thòi về đa dạng sinh học, về nguồn gen tự nhiên, bảo tồn giống nòi một khi đã xảy ra rồi thì dường như sẽ không bao giờ lấy lại được.
Chính vì thế để nuôi Động vật hoang dã không phải chỉ cần có tiền, xây lên chuồng trại, vườn thú, khu bảo tồn trên giấy tờ mà còn phải cần có tình yêu thương và trách nhiệm đối với những loài động vật hoang dã nữa mới đủ.
Theo hồ sơ, cuối tháng 2/2014, UBND tỉnh Long An phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vườn thú Mỹ Quỳnh tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa với vốn đầu tư dự kiến 280 tỷ đồng. Dự án bắt đầu năm 2012 và dự kiến khai trương vào năm 2017. Theo quy hoạch này, vườn thú Mỹ Quỳnh là mô hình công viên giải trí du lịch sinh thái tổ chức nuôi dưỡng, trưng bày nhân giống các loài động thực vật trong nước và thế giới. Khu vườn thú phân ra 3 khu lớn gồm: đảo tê giác và chim; khu họ mèo lớn, gấu, bò sát và khu thú móng vuốt. Vườn thú Mỹ Quỳnh nhập về tổng cộng 37 con thú gồm 19 tê giác, 9 hổ và 9 sư tử. Tháng 12/2015, vườn thú này chuyển đi Vinpearl Phú Quốc 14 tê giác, nguồn gốc từ Nam Phi.
Sáng 29/2, ông Trần Văn Trí - Trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm Long An cho biết vào lúc 14h47 ngày 27/2, ông nhận được điện thoại của ông Lâm Phúc Hoành, Giám đốc vườn thú Mỹ Quỳnh (ấp Bàu Công, xã Tân Mỹ, Đức Hòa, Long An), cho biết một con hổ trọng lượng gần 200 kg chết tại vườn thú. Trước đó, ông Hoành cho biết con hổ này có biểu hiện tâm thần do thường xuyên nhảy lồng lộn trong chuồng, bỏ ăn sau đó chết. Con hổ này đang được bảo quản cấp đông để chờ cơ quan chức năng xử lý.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.