Thứ năm, 21/11/2024, 14:58:05 PM (GMT+7)

Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2

(19:57:57 PM 08/06/2020)
(Tin Môi Trường) - Dự kiến, cuộc ‘tàn sát’ sẽ diễn ra vào ngày 5/6 nhưng bị hoãn lại vào phút chót do vấp phải sự phản đối của các nhà vận động vì quyền động vật.

 Hà[-]Lan[-]tiêu[-]diệt[-]hàng[-]nghìn[-]con[-]chồn[-]để[-]phòng[-]lây[-]nhiễm[-]SARS-CoV-2

Ảnh minh họa
 
Vào tháng 4, Hà Lan phát hiện một số cá thể chồn ở tỉnh Bắc Brabant gặp vấn đề về sức khỏe. Cuộc điều tra trên quy mô rộng phát hiện nhiều con chồn dương tính với virus SARS-CoV-2. Ngày 20/5, một công nhân mắc COVID-19, nguồn lây nhiễm được cho là từ chồn nuôi.
 
Ngay sau đó, Chính phủ Hà Lan thông báo cấm vận chuyển chồn trên toàn quốc. Cho đến nay, các ca mắc COVID-19 đã xuất hiện tại 9 trang trại ở nước này.
 
Đến ngày 4/6, nhà chức trách Hà Lan quyết định tiêu diệt hàng loạt chồn ở các trang trại sau khi các nhà khoa học xác nhận chồn, nguồn cung cấp sản phẩm lông cao cấp, có thể lây nhiễm SARS-CoV-2 sang người.
 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Lan Carola Schouten cho rằng tiêu diệt chồn là biện pháp cần thiết. Trong thư trình Quốc hội Hà Lan, Bộ trưởng Schouten nhấn mạnh việc đóng cửa những trang trại có khả năng truyền bệnh mang lại lợi ích sức khỏe của cả con người và động vật.
 
Chồn được nuôi trong nhiều trang trại tại Hà Lan để cung cấp những bộ lông đắt đỏ cho khách hàng, tuy nhiên, ngành công nghiệp này sắp không tồn tại lâu. Hoạt động nuôi chồn lấy lông sẽ chấm dứt vào năm 2023 khi lệnh cấm ban hành năm 2013 có hiệu lực.
 
Các nhà hoạt động vì quyền động vật phủ nhận việc chồn có thể lây lan virus. “Các chuyên gia cho rằng virus SARS-CoV-2 ở chồn không gây ra nguy cơ sức khỏe cho cả quần thể nói chung”, ông Erwin Vermeulen, phát ngôn viên của Animal Rights, một trong những tổ chức phải đối tiêu diệt chồn, cho biết.
 
Trong khi đó, Viện Sức khỏe quốc gia Hà Lan thì cho rằng nguy cơ lây truyền từ động vật sang người là thấp.
 
Nguồn gốc chính xác của virus SARS-CoV-2 vẫn là điều bí ẩn. Phần lớn nhà khoa học cho rằng virus bắt nguồn từ dơi trước khi truyền sang người qua vật chủ trung gian. Một trong những động vật bị nghi ngờ có thể trở thành trung gian truyền bệnh là tê tê.
(Chínhphu.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI