Công nghệ xanh » Phát minh - Sáng chế
Công nghệ mới tiết lộ hành trình của loài chim
(13:52:23 PM 13/03/2014)
Gắn thiết bị theo dõi trên một con chim dẽ nước cổ đỏ tại Đảo Shetland. Ảnh: Adam Rowland/RSPB
Trung tâm Khoa học bảo tồn RSPB hiện nay đang bắt đầu gắn thiết bị theo dõi để nghiên cứu về tập tính di cư, ăn uống và sinh sản của một số loài chim và động vật khác.
Tháng sáu năm ngoái, tại một hồ nhỏ trên đảo Fetlar ở Shetland, các nhà bảo tồn của trung tâm RSPB và các thành viên của nhóm nghiên cứu chim tại địa phương đã bắt được một con chim dẽ nước cổ đỏ, nó là một chú chim lội nước xinh xắn có kích cỡ bằng một con chim sẻ. Họ đã bắt được con chim một năm trước tại tổ của nó và gắn lên mình con chim một thiết bị nhỏ. Đó là một thiết bị định vị được chế tạo bởi Viện nghiên cứu chim của Thụy Sĩ, nó hoạt động như một thẻ điện tử ghi lại mức độ ánh sáng và thời gian.
Nó ghi lại thời gian của bình minh và hoàng hôn mỗi ngày, so với đồng hồ cố định, từ đó người ta có thể ước tính vị trí của thẻ. Thiết bị định vị này cấu tạo rất đơn giản, vì vậy nó nhỏ và nhẹ (khoảng 0.6g), đủ để con chim 35g có thể mang đi khắp nơi mà không có trở ngại gì.
Sau khi tháo thẻ ra và để con chim tiếp tục sinh hoạt theo thói quen bình thường, thẻ được cắm vào một máy tính, dữ liệu thu được đã cho thấy các tuyến đường di cư và địa điểm trú đông của loài chim này.
Chú chim được gắn thẻ định vị. Ảnh: Adam Rowland/RSPB
Có phải chúng đã trú đông ở vịnh Shetland yên tĩnh? Không. Liệu chúng tới đâu đó gần và ấm áp hơn như ở Tây Ban Nha? Không. Chúng vượt Đại Tây Dương, đi xuống bờ biển phía đông của Hoa Kỳ, vượt qua Vịnh Mexico và Panama, trải qua mùa đông ở vùng biển giàu thức ăn ở phía nam của quần đảo Galapagos sau đó bay ngược trở về Shetland vào mùa xuân-một chuyến đi dài 16.000 dặm tuyệt vời.
Công nghệ theo dõi mới đã mở ra những kiến thức mới về tập tính của các loài động vật, sự di chuyển và di cư của chúng.
Điều quan trọng là việc thu nhỏ-làm cho các thiết bị định vị, bộ nhớ điện tử, nguồn năng lượng trở nên nhỏ hơn và nhẹ hơn. Trong những năm 1970,các thiết bị theo dõi động vật là vô tuyến là khả thi nhưng thiết bị này có kích cỡ như một nhà kho nhỏ. Tốt thôi nếu bạn đang nghiên cứu con nai sừng tấm hoặc gấu, nhưng chim dẽ nước thì không.
Hiện nay những thẻ định vị chỉ nhẹ chừng 5g có thể truyền tải vị trí của vật mang chúng thông qua vệ tinh. Thẻ vệ tinh đã giúp RSPB, BirdLife International và những nhà nghiên cứu khác biết được vị trí của chim hải âu tiếp xúc với tàu thuyền đánh cá ở các đại dương phía Nam. Thẻ vệ tinh cũng cho thấy nơi loài chim te te quý hiếm và xinh đẹp nghỉ ngơi khi không làm tổ trên các thảo nguyên Khazakh (một số ở Sudan, một số ở Ấn Độ và Oman). Nó cũng cho biết các địa điểm quan trọng như nơi chúng dừng lại nghỉ ngơi trên quãng đường di cư.
Tại một trong các trạm dịch vụ gia cầm ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, một đàn khoảng 3.200 con chim te-te được phát hiện, lúc đó người ta cho rằng đây là toàn bộ cá thể của đàn. Thẻ định vị cũng đã cho thấy chúng đang tự đặt mình vào con đường nguy hiểm bằng cách đi qua khu vực Trung Đông, nơi có nạn săn bắn diễn ra thường xuyên.
Thẻ định vị vệ tinh cũng cho thấy hiện nay một số loài chim biển nước Anh đang di chuyển tới những vùng khác để tìm kiếm thức ăn.Những con chim phải đi hàng trăm cây số mỗi ngày để tìm lươn cát và cá trích cơm.
Thẻ định vị cũng có thể đo được nhịp tim và nhiệt độ cơ thể động vật, gia tốc có thể phát hiện số lần vỗ cánh ở các loài chim, kết hợp với đo nước độ sâu và thời gian có thể đo được . Trong tương lai gần, thẻ định vị động vật hoang dã sẽ có thể trao đổi dữ liệu, gửi văn bản tin nhắn SMS đến bạn, và gửi video vị trí của con vật khi chúng di chuyển.
Thẻ định vị không chỉ tiết lộ sức chịu đựng động vật và tập tính của chúng mà còn cho biết các mối đe dọa chính đến động vật hoang dã. Vì vậy, chúng ta càng hiểu thêm về cách loài động vật di chuyển của chúng càng sớm càng tốt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
- Quái thú “mặt quỷ” hiện nguyên hình giữa lòng sông
- Quái vật thế giới chưa từng biết lộ diện ở Đồi Bồ Câu
- Quái thú 1 tấn từ "trên trời rơi xuống" khiến giới khoa học bối rối
- "Vua quái vật" cắt đứt đôi thủy quái dài 6 m
- Phát hiện quái thú “Rồng Quý Châu” dài 6 m
- Quái thú dài 20 m "hiện hình" sau 90 triệu năm tuyệt tích
- Phát hiện hóa thạch sinh vật lạ to bằng sân bóng rổ
- Phát hiện hóa thạch chuồn chuồn 200 triệu tuổi y hệt loài hiện đại
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.