»

Thứ bảy, 18/01/2025, 04:00:04 AM (GMT+7)

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(08:08:41 AM 21/12/2023)
(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

 Australia[-]lập[-]bản[-]đồ[-]dòng[-]hải[-]lưu[-]mạnh[-]nhất[-]thế[-]giới

Ảnh: IE

Sau 5 tuần làm việc trên tàu, nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học từ Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) - cơ quan khoa học quốc gia của Australia - dẫn đầu ngày 19/12 cho biết họ đã thành công trong việc lập bản đồ một điểm nóng trong Dòng hải lưu Nam Cực (ACC).
 
Chảy theo chiều kim đồng hồ quanh Nam Cực từ Tây sang Đông ở Nam Đại Dương hoặc Nam Băng Dương, ACC là dòng hải lưu mạnh nhất thế giới. Trong lịch sử, dòng hải lưu này đóng vai trò ngăn chặn nước ấm đến Nam Cực. Ông Benoit Legresy - nhà khoa học phụ trách chuyến hành trình của CSIRO, cho rằng cần phải lập bản đồ bằng tàu và vệ tinh để hiểu cách thức dòng nước ấm "xuyên qua" ACC để làm tan chảy thềm băng và nguy cơ mực nước biển dâng cao. Ông cho biết các nhà nghiên cứu đang làm việc tại một điểm nơi nhiệt được truyền tới Nam Cực, góp phần làm băng tan và mực nước biển dâng cao. Họ cần hiểu cách "cửa ngõ" này hoạt động, lượng nhiệt truyền qua và điều này có thể thay đổi như thế nào trong tương lai.
 
Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Chương trình Nam Cực Australia (AAPP) đã tham gia chuyến hành trình của các nhà nghiên cứu thuộc CSIRO. Họ đã sử dụng hệ thống đo tiếng vang đa tia của RV Investigator và vệ tinh Địa hình bề mặt và đại dương (SWOT) do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phối hợp với Trung tâm D'Etudes Spatiales (CNES) của Pháp phóng vào tháng 12/2022 để lập bản đồ khu vực đáy biển ở độ phân giải cao trên diện tích rộng 20.000 km2.
 
Ông Chris Yule, nhà địa vật lý của CSIRO, cho biết ngoài việc lập bản đồ các dòng hải lưu, nhóm nghiên cứu còn phát hiện một dãy gồm 8 ngọn núi lửa không hoạt động nằm trong lòng đại dương, với ngọn núi cao tới 1.500 m và một ngọn núi có miệng phun kép.
 
Nhóm sẽ tích hợp tất cả dữ liệu do tàu và vệ tinh thu thập để giúp xây dựng kiến thức về dòng hải lưu nhằm cung cấp thông tin cho chính sách khí hậu.
Thanh Tú
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

VACNE 30 năm
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI