»

Thứ ba, 26/11/2024, 15:26:16 PM (GMT+7)

Xe chuyển rác gây ô nhiễm

(14:58:30 PM 15/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Việc thu gom, vận chuyển, thu dọn không cẩn thận rác thải sinh hoạt đang gây ra tình trạng mất vệ sinh cục bộ tại nhiều đường phố và khu dân cư. Điều đáng nói là chính những xe chở rác chuyên dụng lại đang vô tư phát tán nước thải bẩn ra môi trường.

 


Rác thải chờ được ép thành khối

 

Thu gom còn hạn chế

Thường cứ vào giờ tan tầm, nhiều đường phố, ngõ hẻm Hà Nội lại nồng nặc mùi hôi thối. Đây cũng là lúc rác được tập kết để chờ xe ép rác đến chuyển đi. Việc thu gom rác thải hiện nay hầu hết là gián tiếp, thông qua các xe đẩy từ các khu vực dân cư, tập kết về một điểm tự phát rồi chuyển lên ô tô chuyên dụng tại các ngã tư, góc đường... Việc xử lý rác tại chỗ chỉ diễn ra khoảng 10-15 phút nhưng nhiều chỗ đường hẹp nên mùi hôi phát tán ra từ công đoạn mở nắp thùng rác, đổ vào xe ép đã gây ảnh hưởng đến người dân sinh sống gần khu vực đó. Trong khi ép rác thành khối, nước bẩn từ rác sinh hoạt chảy thẳng xuống đường. Xe chở rác đi rồi, nước thải vẫn đọng lại thành từng vũng lớn loang lổ trên mặt đường. 

Chị Dương Thị Thảo (Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội) ở khu vực cầu Voi (gần chợ Mai Động) cho biết, đây là khu vực tập kết rác của một số phường như Mai Động, Hoàng Văn Thụ… Tình trạng ô nhiễm ở khu vực này khá nặng, ban ngày thì ô nhiễm khói bụi từ các phương tiện giao thông, chiều tối rác thải được tập kết về đây bắt đầu bốc mùi khiến chị có muốn đi tập thể dục buổi tối cũng rất ngại. Những gia đình ngay gần bãi tập kết còn khốn khổ hơn. Ngày nào vào giờ thu gom và vận chuyển rác, người dân cũng phải đóng kín cửa nhà để ngăn mùi bay vào. Những ngày mưa thì rác trôi cả vào nhà còn những ngày nắng thì có đóng kín cửa vẫn ngửi thấy mùi rác vì nước “cốt” vẫn đọng lại ở đấy. 

Vận chuyển gây ô nhiễm…

Trong quá trình vận chuyển rác tới các bãi chôn lấp, xử lý ở ngoại thành, xe ô tô chở rác đi đến đâu nước thải bẩn chảy đến đó. Nước “cốt” của rác thải sinh hoạt, rác thải hữu cơ, vô cơ, thậm chí cả xác động vật đã phân hủy trên chính những xe chuyên dụng đó vương vãi và chảy xuống đường thành những vệt đen dài sền sệt. Không những làm mất mỹ quan đô thị mà những chiếc xe này còn gây mùi khó chịu, ảnh hưởng tới các phương tiện và người dân cùng lưu thông trên đường. Mỗi lần xe dừng đèn đỏ thì đều làm rơi vãi nước “cốt” trên mặt đường khiến người tham gia giao thông phải chịu đựng thứ mùi hỗn độn của nhiều loại chất thải sinh hoạt rất lâu. Chưa nói đến việc nước thải bẩn có thể bắn vào mặt, quần áo người đi đường và các phương tiện lưu thông phía sau xe…

Chị Trần Hồng Thúy (khu tập thể Thông tấn xã Việt Nam, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng) cũng bức xúc chia sẻ: “Ngày nào đi làm về mà gặp xe chở rác là tôi phải nín thở phóng thật nhanh để vượt qua. Xe đi đến đâu là rải mùi đến đấy, không thể chịu được. Đã vậy lại còn hay đi thu gom vào giờ tan tầm, hôm nào tắc đường mà đi sau xe rác thì đúng là gặp hạn”.

Mặc dù đã có những quy định rõ ràng về điều kiện và trách nhiệm của các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhưng ngành vệ sinh môi trường Hà Nội vẫn chưa chấp hành nghiêm túc và cũng chưa có một lực lượng nào xử lí những vi phạm diễn ra hàng ngày như thế này. Bởi vậy mới có tình trạng ngay giữa Thủ đô, tình trạng ô nhiễm môi trường từ chính những đơn vị bảo vệ môi trường vẫn tiếp tục diễn ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống  người dân. 

(Nguồn: ANTĐ)
Từ khóa liên quan: Xe, chuyển rác, gây, ô nhiễm.
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xe chuyển rác gây ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI