»

Chủ nhật, 23/02/2025, 14:07:40 PM (GMT+7)

Triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020

(20:14:01 PM 25/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/11, tại Hòa Bình, Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy tổ chức hội nghị lần thứ bảy với sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh trong khu vực, các bộ, ngành liên quan. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc và ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy chủ trì hội nghị.

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với tổng diện tích tự nhiên 7.388 km2, chiều dài khoảng 242 km gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội.

 

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 10/2015, trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 1.950 nguồn thải, trong đó 1.542 nguồn thải là cơ sở sản xuất, kinh doanh, 40 nguồn thải của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 132 cơ sở y tế, 142 làng nghề.

 

Theo[-]số[-]liệu[-]thống[-]kê[-]của[-]Bộ[-]Tài[-]nguyên[-]và[-]Môi[-]trường,[-]tính[-]đến[-]tháng[-]10/2015,[-]trên[-]lưu[-]vực[-]sông[-]Nhuệ[-]-[-]sông[-]Đáy[-]có[-]khoảng[-]1.950[-]nguồn[-]thải,

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 10/2015, trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 1.950 nguồn thải -Ảnh: TL


Trong 5 năm (2011- 2015), Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đã triển khai, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên lưu vực với số tiền 72,885 tỷ đồng. Các tỉnh đã triển khai hàng trăm dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý, bảo vệ môi trường trong lưu vực như: Dự án trồng rừng đầu nguồn sông Nhuệ - sông Đáy tại tỉnh Hòa Bình; mô hình xử lý môi trường làng nghề của tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và thành phố Hà Nội; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế cho các bệnh viện; đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến của thành phố Hà Nội… Việc phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường một cách tổng thể, đồng bộ có bước chuyển biến tích cực; song 6 mục tiêu các tỉnh, thành phố đề ra đều chưa thực hiện được như xử lý cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phòng chống suy thoái nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Việc xử lý nước thải sinh hoạt trên toàn lưu vực hiện đạt gần 10%.


Năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu việc ban hành cơ chế chính sách về sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, hạn ngạch nước thải vào các lưu vực sông liên tỉnh; tiến tới xem xét việc phân bổ hạn ngạch xả nước thải; phát triển và quản lý thị trường trao đổi hạn ngạch xả nước thải trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Bên cạnh đó, ban hành các quy định gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương và người đứng đầu các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý tại từng địa phương; xây dựng các quy định phát triển hành lang xanh các dòng sông trên lưu vực; áp dụng thử nghiệm cho một đoạn sông, từ đó nhân rộng cho toàn bộ các sông trên lưu vực nhằm cải thiện chất lượng nước, khôi phục cảnh quan, hệ sinh thái. UBND 5 tỉnh trong lưu vực tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện cập nhật chia sẻ thông tin, dữ liệu quản lý các nguồn thải trên lưu vực sông.

Nhan Sinh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI