»

Thứ hai, 24/02/2025, 10:36:57 AM (GMT+7)

TP HCM: Tài nguyên nước đang cạn kiệt

(08:08:17 AM 26/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Niềm tự hào về sự dồi dào của nguồn nước ở TPHCM đang phải nhường chỗ cho những lo lắng về sự suy giảm nguồn tài nguyên này

 

Theo chiến lược quản lý tài nguyên nước của TPHCM, đến năm 2010 sẽ cải thiện tình trạng ô nhiễm nước mặt, khống chế trữ lượng khai thác để bảo tồn nguồn tài nguyên nước dưới đất. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, có thể coi mục tiêu này đã thất bại, nguồn nước đang có sự suy giảm về lượng lẫn chất.

Nước sông ô nhiễm, nước ngầm cạn kiệt

Hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nguồn cung cấp nước chính cho TPHCM, đang ô nhiễm vi sinh và hữu cơ rất cao. Mỗi ngày, hệ thống này tiếp nhận trên 3 triệu m3 nước thải sinh hoạt, công nghiệp (hầu hết chưa qua xử lý) và hàng trăm tấn chất thải rắn từ TP cũng như khu vực đầu nguồn đổ về, ngày càng có nhiều đoạn sông “chết” khi không còn khả năng tiếp nhận ô nhiễm. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu với mực nước biển dâng cao khiến hệ thống sông nhiễm mặn sâu và kéo dài. Nước ngầm cũng chịu chung số phận, ô nhiễm len lỏi vào khá nhiều tầng chứa nước, đặc biệt là những khu vực công nghiệp và dân cư tập trung.

 Đường ống cấp nước bị vỡ,  nước chảy lênh láng trên đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận ngày 13-10. Ảnh: XUÂN DANH

 

Một trong những lợi thế phát triển của TP là nguồn nước dồi dào: Lượng mưa 1.935 mm/năm, trữ lượng nước hệ thống sông Đồng Nai cung cấp 38,6 tỉ m3/năm, trữ lượng nước ngầm khai thác an  toàn khoảng 0,8 triệu m3/ngày đêm. Song cũng chính sự dồi dào này đã dẫn đến lạm dụng quá mức trong việc quản lý, khai thác sử dụng.
Lượng mưa hằng năm lớn nhưng chỉ tập trung vào 4 tháng mùa mưa, nước mưa không được tích trữ gây ngập lụt, trong khi mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Ngoài ra, tỉ lệ thất thoát nước sạch bình quân của TP là 34%, thậm chí có những nơi lên đến 52%. Trong khi 20% dân số thiếu nước sạch phải tìm cách khai thác nước sử dụng, phổ biến nhất là khoan giếng.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường, trên địa bàn TP hiện có khoảng 200.000 giếng khoan trong hộ dân và 1.000 giếng khoan công nghiệp, khai thác trên 400.000 m3 nước ngầm/ngày đêm. Việc khai thác tràn lan khiến ô nhiễm nguồn nước gia tăng và sụt giảm mực nước các tầng nước ngầm. 

Hạ tầng xuống cấp

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, bên cạnh cơ chế, chính sách quản lý, TP cũng đang kêu gọi đầu tư hạ tầng quản lý nguồn nước. Bởi lẽ hệ thống cấp nước TP đã có từ hơn 100 năm trước, Nhà máy Nước Thủ Đức được xây dựng từ năm 1963, cả công trình và công nghệ đều đã xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp đã có những biện pháp bắt buộc xử lý cục bộ trước khi xả vào môi trường nước nhưng nước thải sinh hoạt vẫn chưa được thu gom xử lý tập trung.
Theo quy hoạch của TP, nước thải sinh hoạt các khu dân cư  hiện hữu và đô thị sẽ được thu gom theo 9 lưu vực, tại mỗi lưu vực sẽ có một nhà máy xử lý tập trung với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đến nay chỉ có Nhà máy Xử lý Nước thải Bình Hưng - Bình Chánh đưa vào hoạt động nhưng nhà máy này lại liên tục phát sinh các vấn đề về công nghệ trong quá trình xử lý.  Do đó, TP đang và sẽ cần nhiều nguồn lực về tài chính và công nghệ cho các giải pháp hạ tầng.  Đồng thời, một số giải pháp tổng quát mà TP sẽ tiến hành để bảo vệ nguồn nước:
Hoàn thiện quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, nhất là đất trồng cây xanh, triển khai các dự án bảo vệ môi trường nước và tài nguyên nước, tìm kiếm công nghệ xử lý thích hợp cho các nguồn cấp nước mới (nước phèn, nước lợ…). Để đến năm 2020, chất lượng nước mặt hệ thống kênh rạch khu trung tâm đạt loại B theo tiêu chuẩn Việt Nam, các chỉ số ô nhiễm nước sông Đồng Nai, sông Sài Gòn vùng hạ lưu không tăng so với trước khi chảy vào trung tâm TP, giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng…

Thế nhưng, các giải pháp này dường như còn quá “dài hơi” so với “bệnh tình” nặng theo ngày của nguồn nước. Theo các nhà khoa học, trong lúc chờ được “chữa trị bệnh”, các cơ quan chức năng liên quan nên siết chặt quản lý để nguồn nước không bị “bệnh” thêm nữa.

 

Nhanh chóng cứu nguồn nước

 

Theo quy hoạch tổng thể cung cấp nước TPHCM đã được Thủ tướng phê duyệt, nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ là 1,7 triệu m3/ngày đêm (chưa kể nguồn nước trong nông nghiệp). Đến năm 2015, nhu cầu này tăng lên khoảng 2,7 triệu m3/ngày đêm và đến năm 2025 là 3,55 triệu m3/ngày đêm.
 
Trong đó, nhấn mạnh nguồn nước cấp chủ yếu dùng nước mặt, hạn chế khai thác nước ngầm.  Qua đó có thể thấy nhu cầu sử dụng và trữ lượng nguồn nước ngày càng tiệm cận nhau.
 
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng TP nên có những giải pháp thiết thực và nhanh chóng hơn để cứu lấy nguồn nước.
 

 

THU SƯƠNG/NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP HCM: Tài nguyên nước đang cạn kiệt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI