»

Thứ ba, 26/11/2024, 22:23:54 PM (GMT+7)

Tiền Giang: Nước thải bệnh viện đầu độc sông Tiền

(18:15:30 PM 17/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Nhiều năm nay, sông Tiền phải gồng mình hứng chịu nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn của các bệnh viện lớn ở Tiền Giang như: Bệnh viện Đa khoa trung tâm, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Bè, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy...

 

Hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang đã quá tải nhiều năm nay - Ảnh: Thanh Tú

 

 

Trong khi đó, ngành y tế Tiền Giang giải thích việc này “nhẹ hều”: do thiếu tiền đầu tư.

 

Mỗi năm xả hơn 194.000m3 nước thải độc hại

 

Theo kết luận của thanh tra tỉnh Tiền Giang, mỗi năm Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang xả hơn 194.000m3 nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn ra sông Tiền. Tính trung bình mỗi ngày bệnh viện này xả thải khoảng 533m3.

 

 

Đổ hóa chất vào nước thải trước khi xả ra môi trường

 

Bác sĩ Võ Thị Chín cho biết trong khi các dự án xử lý nước thải mới chưa được thi công, ngành y tế chỉ đạo các bệnh viện phải đổ hóa chất vào nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường. Theo bác sĩ Chín, đây chỉ là giải pháp tình thế nhưng cũng xử lý được khoảng 80% lượng nước thải bệnh viện, hơn là xả thẳng ra môi trường không qua xử lý.

 

Theo thanh tra, trước đây bệnh viện này xây dựng hệ thống xử lý nước thải căn cứ vào kế hoạch 650 giường bệnh, nhưng thực tế số bệnh nhân điều trị nội trú bình quân lên đến 850-900 người/ngày. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân luôn kèm theo 1-2 người nuôi bệnh nên tính ra có tới 2.000 người/ngày. Do đó lượng nước thải ra hằng ngày từ bệnh viện khoảng 533m3.

 

Trong khi đó hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện chỉ đáp ứng 300m3/ngày. Đó là chưa kể hệ thống xử lý nước thải đưa vào sử dụng năm 2000, nhưng từ năm 2005 đến nay thường xuyên bị hư hỏng do quá tải. Dù được sửa chữa nhiều lần nhưng hệ thống xử lý nước thải cũng không đạt tiêu chuẩn. Một số chỉ tiêu quan trọng của nước thải xử lý không đạt và cứ thế xả ra sông Tiền nhiều năm nay.

 

Ngoài ra, một số khu vực khác của bệnh viện như: nhà làm việc sở y tế cũ, khoa nội A, căngtin, nhà giặt không được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung mà xả riêng ra sông. Theo kết luận của thanh tra, Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mặt, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

 

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Lê Văn Minh, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, cũng cho rằng do bệnh viện quá tải và hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã hoạt động hơn 20 năm nên lạc hậu, xuống cấp. Còn theo bác sĩ Võ Thị Chín - giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, sở biết chuyện này và đã báo lên tỉnh từ lâu nhưng “do chưa có kinh phí nên không thể giải quyết được”.

 

Hàng loạt bệnh viện vô tư xả thải ô nhiễm

 

Cũng theo bác sĩ Võ Thị Chín, một số bệnh viện lớn khác ở Tiền Giang đang trong tình trạng hệ thống xử lý nước thải bị quá tải. Đó là Bệnh viện Đa khoa Cái Bè, Bệnh viện Đa khoa Cai Lậy, Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công, Trung tâm Y tế huyện Tân Phước...

 

Bệnh viện Đa khoa Cái Bè tuy mới được xây dựng gần đây nhưng hệ thống xử lý nước thải chỉ có công suất 50m3/ngày cho khoảng 100 giường bệnh. Trong khi hiện nay công suất của bệnh viện này đã nâng lên 200 giường bệnh. Trung bình mỗi ngày bệnh viện xả thải khoảng 160m3, nhưng khả năng xử lý chỉ được 100m3.

 

Hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm Y tế huyện Tân Phước có công suất xử lý 10m3/ngày, trong khi lượng nước thải của trung tâm trung bình 50m3/ngày. Còn toàn bộ lượng nước thải của Bệnh viện Đa khoa Cai Lậy khoảng 240m3/ngày được cho vào ao chứa có lục bình nên cũng không thể đạt chuẩn. Riêng Bệnh viện Mắt tại TP Mỹ Tho cho đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải (do chưa có kinh phí và quỹ đất để xây dựng) nên nước thải từ bệnh viện này được xả thẳng ra sông. “Giải pháp là chờ khi nào tỉnh xây dựng bệnh viện AIDS thì sẽ đấu nối với hệ thống nước thải của Bệnh viện Mắt xử lý luôn” - bác sĩ Chín nói.

 

Tính chung các bệnh viện Tiền Giang mỗi ngày xả ra khoảng 1.800m3 nước thải, nhưng chỉ có thể xử lý được 1.000m3. Theo bác sĩ Chín, ngành y tế đã nhìn thấy thực trạng này và đã xây dựng các dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải để đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ kinh phí. Vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã đồng ý tài trợ 42 tỉ đồng xây dựng bốn hệ thống xử lý nước thải ở các bệnh viện Cái Bè, Cai Lậy, Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công và Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang. Theo dự án, sau khi xây dựng xong thì hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang sẽ đạt công suất 700m3/ngày, Bệnh viện Cai Lậy 350m3/ngày, Bệnh viện Đa khoa Cái Bè 150m3/ngày và Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công 300m3/ngày. Dự kiến các dự án sẽ hoàn thành trong năm 2013.

NGỌC HẬU (Tuổi trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiền Giang: Nước thải bệnh viện đầu độc sông Tiền

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI