Môi trường » Nước
Thấp thỏm bên hồ, đập
(09:12:28 AM 02/09/2013)
Sơ suất là gây thảm họa
Tuy nhiên, vẫn có các công trình xảy ra sự cố như nứt, thấm qua bê-tông thân đập và đã được xử lý như thủy điện Bản Vẽ, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Sông Tranh 2... Đáng ngại hơn là nhóm công trình có quy mô nhỏ thường xảy ra sự cố như thủy điện Đăk Rông 3 (Quảng Trị), Đăm Bol-Đạ Tẻh (Lâm Đồng), Đăk Mêk 3 (Kon Tum), Ia Krêl 2 (Gia Lai), Ea Súp 3 (Đắk Lắk)…
Theo ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đối với nhà máy thủy điện vừa và nhỏ (có công suất lắp máy bằng hoặc nhỏ hơn 30 MW), chủ đầu tư chủ yếu là tư nhân. Kết quả kiểm tra cho thấy cả nước có 114/166 đập đã đến hoặc quá kỳ kiểm định/kiểm tra lại dòng chảy lũ nhưng hiện mới chỉ 45 đập thực hiện, 35 đập đang thực hiện và còn tới 34 đập chưa thực hiện. “Chỉ 36 đập đã có phương án bảo vệ, 54 đang xây dựng hoặc trình duyệt và 76 đập chưa xây dựng phương án…” - ông Tú liệt kê.
Bên cạnh mối lo về thủy điện thì theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện cả nước có 317 hồ thủy lợi bị hư hỏng, tiềm ẩn nhiều rủi ro và chủ yếu tập trung vào nhóm hồ chứa nhỏ có dung tích trữ dưới 3 triệu m3 hoặc chiều cao đập nhỏ hơn 15 m... Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát thừa nhận chưa thể tiến hành “đại phẫu” các hồ ọp ẹp vì thiếu kinh phí nên các địa phương cần quản lý chặt chẽ để chống xuống cấp.
Mất ăn, mất ngủ
Tỉnh Đắk Nông có khoảng 200 hồ, đập thủy lợi. Trong đó, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý, khai thác 153 hồ đập chứa nước, có dung tích khoảng 130 triệu m3. Kết quả kiểm tra cho thấy gần 1/2 số hồ đập này không bảo đảm an toàn kỹ thuật.
Ông Trịnh Văn Tường, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông, cho biết năm 2012, công ty đã có đề án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi giai đoạn 2012-2017 và được tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí 500 tỉ đồng nhưng do khó khăn về vốn nên trong năm 2013, tỉnh chỉ cân đối được khoảng 15 tỉ đồng để sửa chữa một số công trình có nguy cơ mất an toàn nhất.
Hồ thủy lợi Đắk B’lung (xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) có tổng dung tích gần 500.000 m3. Năm 2004, một trận mưa lớn đã làm sập một phần vai trái thân đập và tiếp tục sạt lở qua từng năm nhưng hiện vẫn chưa được cơ quan quản lý sửa chữa. Ông Trần Văn Khánh, nhà ở phía hạ du hồ thủy lợi Đắk B’lung, lo lắng: “Năm nào cũng vậy, cứ trời mưa to, nước từ thượng nguồn đổ về là chúng tôi mất ăn, mất ngủ vì lo vỡ đập”.
Tại huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk, 15 hồ đập đang rất mất an toàn, trong đó, nhiều hồ đập có thể vỡ bất cứ lúc nào như đập thủy lợi C19 với dung tích gần 1 triệu m3, đưa vào sử dụng từ trước năm 1975 nhưng không được tu sửa. Ông Nguyễn Văn Long, nhà phía hạ du đập, than thở: “Cứ mưa lớn là gia đình tôi phải đưa nhau sang nhà người quen ở tạm, chờ nước rút mới dám về”.
Tỉnh Quảng Ngãi có 574 công trình thủy lợi với 117 hồ chứa nước có tổng dung tích khoảng 119 triệu m3, phân bố ở 9 huyện. Phần lớn trong số này được xây dựng từ những năm 1980 và đã xuống cấp nặng nề, có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Điều đáng lo ngại là đa số hồ chứa nước này được thi công dầm nắn đất thủ công, xử lý nền móng không triệt để nên thấm nước qua nền và thân đập… Mặc dù đã được nâng cấp, sửa chữa nhưng nguy cơ sạt lở, vỡ đập có thể xảy ra trong mùa mưa bão tới.
Không những thế, ở một số hồ như Đá Bàn (huyện Mộ Đức), An Phòng (huyện Bình Sơn)…, các tràn xả lũ phần lớn là tự nhiên trên nền đất hoặc đá nên thường xuyên bị xói lở; các cống lấy nước dưới đập, cửa van đóng mở bằng thủ công và hiện bị hư hỏng các khớp nối, dẫn đến nước rò rỉ qua thân cống…
Ngoài ra, xã Đức Phú (huyện Mộ Đức) có đến 4 hồ thủy lợi với dung tích khoảng 40 triệu m3 nước, gồm: Mạch Điểu, Hóc Mít, Hóc Sằm và Lỗ Thùng. Các hồ này chỉ cách các khu dân cư chưa đầy 50 m và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa hơn 2.000 hộ dân với khoảng 8.000 nhân khẩu.
Đừng để đến mùa mưa bão mới đi kiểm tra
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Hoàng Công Lự, cho biết cả tỉnh có 138 hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Trong đó, 3 thủy điện và 11 hồ thủy lợi chưa có tiêu chí an toàn đập… Ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thừa nhận mới chỉ mới 3/32 hồ thủy điện có giấy phép khai thác sử dụng nước mặt, trong khi đây là điều kiện để cấp giấy phép sản xuất điện lực. Trong khi đó, theo GS-TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi, cách phòng chống lụt bão hiện nay chưa ổn khi đến mùa mưa bão thì “mới đi kiểm tra đê, đập”. “Cần tăng cường kiểm tra hồ đập định kỳ và cả đột xuất để ngăn ngừa thảm họa” - GS-TS Hồng kiến nghị.
Quên 1 hồ là trả giá ngay!
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Xây dựng và các bộ khác căn cứ vào tình hình biến đổi khí hậu cũng như tần suất động đất đang tăng lên để điều chỉnh lại các quy chuẩn bảo đảm an toàn công trình; giao các bộ, ngành chức năng rà soát trước mùa lũ và báo cáo thường xuyên tình hình; chủ tịch UBND các địa phương bám sát các ngành, cấp để chỉ đạo kịp thời. “Mấy trăm hồ quản tốt mà quên 1 hồ là trả giá ngay” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…