»

Chủ nhật, 24/11/2024, 04:34:58 AM (GMT+7)

Thành phố Rạch Giá - Kiên Giang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng

(20:10:18 PM 13/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Tình trạng thiếu nước ngọt trong thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tình trạng này được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.

Người[-]dân[-]mua[-]nước[-]sinh[-]hoạt-[-]Ảnh[-]minh[-]họa[-]ND-[-]tinmoitruong.com.vn

Người dân mua nước sinh hoạt- Ảnh minh họa ND- tinmoitruong.com.vn


Ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang cho biết: từ đầu tháng 7 đến nay, nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy của công ty được lấy trên kênh Rạch Giá - Long Xuyên đã bị nhiễm mặn với biên độ khoảng 20 km nên không thể sử dụng được. Hiện nay, lượng nước trữ trong các hồ nước dự phòng cơ bản đã hết, chỉ còn lại khoảng 100.000 m3. Công ty chỉ còn khả năng cung cấp nước cho các bệnh viện hoạt động và cấp nước phục vụ nhu cầu ăn uống cho người dân trong một vài ngày tới.


Nguyên nhân của việc thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt của người dân được xác định là do tình hình thủy văn trên kênh Rạch Giá - Long Xuyên diễn biến phức tạp, mực nước sông tại Châu Đốc (An Giang) thấp hơn cùng kỳ từ 0,5 - 0,7 m làm cho nguồn nước ngọt từ thượng lưu đổ về Kiên Giang rất yếu. Bên cạnh đó, triều cường dâng cao và gió Tây Nam đã đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng hàng chục km khiến các nguồn cung cấp nước cho các nhà máy của Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang không thể sử dụng được.
Theo ông Lê Xuân Hiền, Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Kiên Giang, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng ở Kiên Giang đạt mức cao nhất trong lịch sử, độ mặn đo được tại cửa sông Rạch Giá là hơn 6 phần nghìn; nhiều khu vực nội đồng vào sâu từ 20 - 22 km vẫn đo được độ mặn là khoảng 4 phần nghìn. Dự báo đến hết tháng 7/2015, sẽ không có mưa trên diện rộng nên tình trạng nhiễm mặn vẫn xảy ra.


Trước tình hình thiếu nước ngọt nghiêm trọng, Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang đã phải cắt giảm 50% công suất cung cấp nước (từ 50.000 m3/ngày xuống còn 25.000 m3/ngày). Lượng nước dự trữ ưu tiên cung cấp cho các bệnh viện và chỉ phục vụ nhu cầu ăn uống cho người dân. Tuy nhiên, nếu tình hình nguồn nước không thay đổi theo hướng có lợi thì với trữ lượng nước dự phòng hiện có trong các hồ chứa, khả năng duy trì cấp nước chỉ còn được khoảng 4 ngày.


Việc thiếu nước ngọt đã khiến cho tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch cho thành phố Rạch Giá và một phần huyện Hòn Đất (bao gồm thị trấn Hòn Đất và các khu dân cư dọc Quốc lộ 80) gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân. Theo ghi nhận của phóng viên, sáng ngày 13/7, Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang đã phải huy động các phương tiện chuyên dụng chở nước cung cấp cho các bệnh viện và một số khu dân cư trên địa bàn. Tại một số tuyến đường trung tâm thành phố Rạch Giá, người dân sử dụng mọi vật dụng hiện có để lấy nước tại các xe bồn cấp nước để tích trữ. Anh Dương Chí Thiện, người dân thành phố Rạch Giá cho biết: “Việc sinh hoạt của gia đình chúng tôi hiện nay rất khó khăn. Cả gia đình mỗi ngày chỉ lấy được vài xô nước ở xe bồn nên chỉ dám dùng để ăn uống chứ không dám tắm giặt..."


Trước tình hình đó, ngày 13/7, UBND tỉnh Kiên Giang triệu tập cuộc họp liên ngành khẩn để tìm giải pháp bổ sung nguồn nước ngọt. Tại cuộc họp, ông Mai Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị các ngành chức năng triển khai các biện pháp cấp bách để đảm bảo sinh hoạt cho người dân, trong đó đặc biệt chú trọng đáp ứng nhu cầu nước của các bệnh viện trên địa bàn; huy động tối đa các phương tiện hiện có, kể cả xe chữa cháy trong trường hợp cần thiết để chở nước tạm trữ và trung chuyển đến các bệnh viện, địa điểm phục vụ sinh hoạt. Trong trường hợp không có nước ngọt, Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang phối hợp Sở Y tế và các ngành chức năng nghiên cứu sử dụng nước có nhiễm mặn pha trộn với lượng nước đang dự trữ nhưng phải trong giới hạn được phép, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tổ chức phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý giá, tránh việc các loại nước uống tăng giá bất thường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền khuyến cáo tới người dân nên có biện pháp tích trữ và sử dụng nước tiết kiệm, cùng với chính quyền vượt qua giai đoạn khó khăn này...

Bùi Trường Giang
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thành phố Rạch Giá - Kiên Giang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI