»

Thứ hai, 20/01/2025, 13:08:42 PM (GMT+7)

Thanh Hóa: Những dòng sông kêu cứu

(09:56:47 AM 16/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Hàng loạt sông ngòi chảy qua địa bàn TP.Thanh Hóa và các huyện lân cận đang “chết”, khiến cuộc sống của người dân ven bờ khổ sở vì ô nhiễm môi trường.

Thanh[-]Hóa:[-]Những[-]dòng[-]sông[-]kêu[-]cứu
Thanh niên tình nguyện TP.Thanh Hóa thường xuyên phải thu gom rác trên các dòng sông - Ả: N.Minh


Theo phản ảnh của người dân, tình trạng ô nhiễm đang hoành hành ở các sông trên địa bàn TP.Thanh Hóa như: sông Thống Nhất, sông cầu Cốc, sông Hạc, kênh Nhà Lê…


Sông Thống Nhất đoạn chảy qua địa bàn thôn 7 và thôn 8 (xã Quảng Phú, TP.Thanh Hóa) bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nhiều năm nay. Rác sinh hoạt, xác động vật do người dân xả xuống lòng sông, mắc lại ở các bãi lục bình, dồn ứ thành những bãi rác nổi, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nhiều hộ dân phải đóng cửa suốt ngày để tránh mùi hôi thối. Việc làm ăn, buôn bán của người dân vì thế cũng bị ảnh hưởng. “Ngày trước, nhiều người vẫn ra sông đánh bắt tôm cá, nhưng khoảng 5 năm trở lại đây không ai dám lội xuống nước vì sợ ngứa ngáy. Vào những hôm động trời, cá chết nổi trên mặt nước nhưng cũng không ai dám xuống vớt”, bà Nguyễn Thị Hòa, một cư dân thôn 7, xã Quảng Phú nói.


Con người "đầu độc" dòng sông


Dọc hai bên bờ sông cầu Cốc, sông Hạc từ lâu xuất hiện nhiều bãi rác thải sinh hoạt. Ở đoạn sông phía bắc cầu Cốc, chảy qua P.Đông Hương (TP.Thanh Hóa), đã tồn tại một bãi tập kết lâm sản với những bè luồng, nứa ngâm dưới lòng sông, khiến nước sông thường xuyên bị đổi màu đen kịt và bốc mùi nồng nặc. Thêm vào đó, hàng chục hộ dân vạn chài sinh sống trên sông cũng thường xuyên xả rác và chất thải xuống nước và chính họ là những người phải thường xuyên hứng chịu mùi hôi thối, ghẻ ngứa do nước sông bị ô nhiễm.


Bên cạnh rác thải sinh hoạt của người dân, nhiều dòng sông cũng đang bị chất thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất ven sông xả xuống. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đoạn kênh Nhà Lê chảy qua các xã Quảng Thắng, Đông Hưng, Đông Tân và TT.Nhồi (TP.Thanh Hóa) đang bị ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất đá ốp lát. Hầu hết các cơ sở sản xuất đá dọc bờ sông, đều chưa có hệ thống xử lý chất thải, nên nước thải kèm bột đá đều xả thẳng xuống sông. Lượng bột đá sau đó lắng xuống hình thành những điểm tắc. Những khi trời mưa, nước không thoát kịp, dâng lên ngập đồng ruộng và các khu dân cư, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.


Dọn sạch lại tái diễn


Trước thực trạng trên, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Thành đoàn TP.Thanh Hóa đã nhiều lần huy động hàng nghìn lượt đoàn viên thanh niên tham gia dọn rác, làm vệ sinh môi trường trên các tuyến sông, đồng thời tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng ô nhiễm lại tiếp tục tái diễn.


Trao đổi , anh Ngô Ngọc Hiểu, Bí thư Thành đoàn TP.Thanh Hóa, cho biết: “Mới đây, Thành ủy, UBND TP.Thanh Hóa đã giao công tác bảo vệ, dọn dẹp vệ sinh môi trường trên các dòng sông cho Thành đoàn phụ trách. Chúng tôi đang khảo sát, xây dựng phương án, huy động lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia dọn rác, làm vệ sinh môi trường trên các dòng sông, đồng thời tăng cường tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi xuống các dòng sông”.


Đề cập đến các giải pháp lâu dài để bảo vệ các dòng sông, ông Lưu Trọng Quang, Phó giám đốc Sở TN-MT Thanh Hóa, cho biết, sở này sẽ chỉ đạo, yêu cầu các địa phương tăng cường vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, không xả rác, gây ô nhiễm môi trường; kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh xả thải trực tiếp hoặc xả nước thải chưa đảm bảo tiêu chuẩn ra sông.

Theo Ngọc Minh/TNO
Từ khóa liên quan: Thanh Hóa, Những, dòng sông, kêu cứu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thanh Hóa: Những dòng sông kêu cứu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI