»

Thứ hai, 25/11/2024, 03:49:01 AM (GMT+7)

Thác Dray K’nao tại Đắk Lắk bị xâm hại nghiêm trọng

(08:44:52 AM 24/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Thác Dray K’nao, một trong những điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đang bị xuống cấp nghiêm trọng.


Thác Dray K’nao. (Nguồn: wikipedia.org)  Thác Dray K’nao. (Nguồn: wikipedia.org)


Được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2012, Khu du lịch Thác Dray K'nao nằm trên dòng suối Ea Krăng, là hợp lưu của các con suối Ea Tong, Ea Tlư, Ea K’sumg và đổ ra sông Krông Hding.

Đầu nguồn của thác là đỉnh núi Cư Pă và dãy Cư Yang Sin hùng vĩ, gắn với nhiều huyền thoại kỳ bí.


Để mở rộng quy mô kinh doanh và thu hút khách du lịch, năm 2006, Công ty Lâm nghiệp M’Đrắk đã đầu tư xây dựng một loạt hạ tầng cơ sở trong khuôn viên của thác với tổng số vốn khoảng 25 tỷ đồng, bao gồm một khu nhà hàng, một dãy nhà sàn, khu vui chơi giải trí cùng với hệ thống đường, điện kiên cố.

Đầu tư bài bản nhưng lượng khách đến tham quan khu du lịch này không nhiều.


 Ông Bùi Đức Tĩnh - Phó Tổng giám đốc Công ty Lâm nghiệp M’Drak cho biết những năm gần đây lượng khách du lịch đến thác Dray K’nao ngày càng ít dần (bình quân khoảng 5.000 khách mỗi năm) và chủ yếu là người dân trong tỉnh đến chơi vào các dịp lễ, Tết, còn ngày thường rất vắng vẻ.

Nguyên nhân chủ yếu là do lượng nước lưu thông của thác không còn nhiều và hấp dẫn du khách như trước (trung bình đã giảm khoảng 70-80% so với những năm của thập kỷ 90), đặc biệt là vào mùa khô.

 Ông Tĩnh bày tỏ lo ngại tuy hiện nay, lượng nước lưu thông trên suối Ea Krăng vẫn còn duy trì được dòng chảy, nhưng nếu cứ tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng tràn lan trên địa bàn như hiện nay, cộng với các hoạt động bơm tưới cho cây trồng của người dân vào mùa khô tại các nhánh suối thượng lưu, thì sớm muộn gì thác Dray K’nao cũng sẽ bị khô kiệt.

 Do hoạt động kinh doanh du lịch vắng khách, cộng thêm việc đầu tư hạ tầng cơ sở dàn trải nên mỗi năm đơn vị quản lý phải bù lỗ khoảng 700-800 triệu đồng cho các khoản chi phí thuê nhân viên, điện, thuế, bảo trì…

Hiện nay, toàn bộ khu dịch vụ vui chơi giải trí đã được Công ty Lâm nghiệp M’Drắk cho một số hộ dân thuê lại để làm dịch vụ massage, karaoke, nhà nghỉ, còn lại các công trình được đầu tư xây dựng khác như hồ câu, nhà hàng, nhà sàn… đều đã ngừng hoạt động.

 Việc quản lý khu du lịch thác Dray K’nao gần như đã bỏ mặc cho các hộ thuê địa điểm này làm dịch vụ vui chơi.

 Giờ đây, khách đến tham quan cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người dân mặc sức chăn thả gia súc trong khu vực thác. Việc khách du lịch xả rác thải, túi nilon bừa bãi cũng chưa được thu dọn hợp lý, nên rất mất mỹ quan, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Điều mà đơn vị quản lý và người dân trên địa bàn lo ngại hơn cả là vừa qua Ủy ban Nhân dân huyện M’Drak đã phê duyệt dự án xây dựng hai nhà máy chế biến tinh bột sắn tại phía thượng nguồn dòng thác, nguy cơ sẽ ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, cũng như môi trường nước lưu thông qua thác Dray K’nao là điều khó tránh khỏi.

Anh Dũng-Phạm Cường-Quốc Thành (TTXVN/Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thác Dray K’nao tại Đắk Lắk bị xâm hại nghiêm trọng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI