»

Thứ năm, 23/01/2025, 03:18:34 AM (GMT+7)

Tăng cường hợp tác trong quản lý tài nguyên nước

(05:26:20 AM 27/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 26/2 tại Hà Nội, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội đồng các Chương trình khoa học địa chất Châu Á và Đông Nam Á (CCOP) tổ chức Hội nghị Dự án nước ngầm pha II.


 

Dự án nước ngầm là một trong các hoạt động của tổ chức CCOP góp phần tăng cường năng lực, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin và liên kết tổ chức nhằm phát triển tài nguyên nước bền vững, giảm thiểu tai biến địa chất và bảo vệ môi trường. Pha II của Dự án được triển khai từ tháng 2/2010 đến tháng 3/2013 với sự tham gia của 11 quốc gia gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philipin, Papua New Guinea, Timor-Leste và Việt Nam. Pha II có mục đích bổ sung các thông tin về nhiệt độ, chất lượng nước vào các bản đồ địa chất thủy văn hiện có, để xuất bản một số bản đồ địa chất thủy văn để gửi thông điệp của vùng Châu Á và Đông Nam Á đến với thế giới.

Theo PGS.TS Phạm Quý Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách diễn ra trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là sự suy thoái nguồn nước cả về số lượng và chất lượng. Tài nguyên nước vốn đã không đồng đều nay lại có nguy cơ cạn kiệt, vì vậy cần có sự hợp tác trong phát triển bền vững nguồn tài nguyên này.

Đặc biệt, nhiều báo cáo của các quốc gia trong khu vực đã tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan trong Dự án nước ngầm, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Điển hình như báo cáo về vấn đề sụt lún đất tại khu vực Angkor Wat (Campuchia), sự sụt lún đất và cách phòng tránh ở Thượng Hải và các khu vực ngoại ô (Trung Quốc), có nhiều điểm tương đồng với khu vực Hà Nội; hay như vấn đề xâm nhập mặn đối với nước ngầm ở đồng bằng Jakarta (Indonexia) cũng có thể nghiên cứu cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ; bên cạnh đó, báo cáo của Thái Lan về áp dụng địa chất thủy văn đồng vị xác định nguồn gốc nitơrát trong nước ngầm, khu vực Đông bắc Thái Lan cũng có giá trị quan trọng với khu vực phía Nam Hà Nội...

Các đại biểu trong nước và quốc tế đã cùng trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin về hiện trạng tài nguyên nước của mỗi quốc gia. Qua đó tìm ra giải pháp tháo gỡ cho các vấn đề chung mà các quốc gia trong khu vực đang gặp phải, nhằm cùng nhau quản lý tài nguyên nước ngầm một cách hiệu quả, tiến tới phát triển bền vững.

Trước đó, pha I của Dự án được triển khai từ tháng 2/2005 đến tháng 3/2009 với sự tham gia của 9 quốc gia, đã đưa ra đánh giá về nguồn nước dưới đất thông qua các hệ thống quan trắc.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng cường hợp tác trong quản lý tài nguyên nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI