Môi trường » Nước
Sông dài nhất châu Á đang chờ chết
(19:56:27 PM 09/02/2012)
![]() |
Người dân ở Giang Tô đổ xô đi mua nước đóng chai sau khi nghe tin nước sông Dương Tử bị ô nhiễm. Ảnh: Jiangsuwang |
Sông Dương Tử là nguồn cung cấp nước ăn và sinh hoạt chủ yếu cho các thành phố ở miền đông Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải, thành phố đông dân nhất. Đoạn sông bị rò rỉ hóa chất thuộc địa phận tỉnh Giang Tô, làm người dân ở đây lo lắng và tranh nhau mua nước đóng chai về dự trữ.
Shanghai Daily dẫn lời ông Chen Wei, giám đốc cơ quan bảo vệ môi trường thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, cho biết hiện tại mức ô nhiễm "không ảnh hưởng đến sức khỏe" và khẳng định thành phố sẵn sàng đóng các hồ chứa nước ở cửa sông nếu mức độ hóa chất trong nước tăng cao.
Các nhà chức trách xác nhận, phenol - một hợp chất axít sử dụng làm chất tẩy rửa, đã rò rỉ vào lòng sông trong tuần vừa qua. Nguyên nhân có thể xuất phát từ một tàu chở hàng của Hàn Quốc.
Trong khi đó, người dân Trấn Giang và các thành phố lân cận đã đi mua nước đóng chai để uống sau khi một số người ngửi thấy "mùi lạ" bốc lên từ dòng sông. Một người bán hàng cho biết siêu thị của cô đã bán được hơn 10.000 chai nước chỉ trong 4 tiếng và không còn nước để bán.
Dương Tử, còn có tên khác là Trường Giang, là con sông dài nhất châu Á và dài thứ ba trên thế giới, chỉ sau các sông Nile ở châu Phi và Amazon ở Nam Mỹ.
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng là những vấn đề nghiêm trọng mà Trung Quốc, quốc gia công nghiệp hóa, phát triển rất nhanh về kinh tế và thương mại, phải đối mặt.
Tháng trước, một vụ rò rỉ cadmium, chất có thể gây ung thư, từ một mỏ công nghiệp đã làm ô nhiễm hai dòng sông ở phía nam Trung Quốc. Các nhà chức trách đã phải khuyến cáo 3,7 triệu người dân ở Liễu Châu, Quảng Tây ngừng sử dụng nước từ hai dòng sông này.
Trung Quốc đã nỗ lực để ngăn chặn rò rỉ hóa chất và chất độc gây ô nhiễm từ các nhà máy và cơ sở chăn nuôi thải vào môi trường. Song đến nay vẫn chưa đạt được nhiều kết quả đáng kể, gây bức xúc và lo lắng cho nhiều người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)