Môi trường » Nước
Sông, hồ Hà Nội ngày càng ô nhiễm
(08:18:36 AM 20/05/2014)Sau thời gian khảo sát, Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) đưa ra kết luận: Không có điểm nào ở bất kỳ các con sông trên địa bàn TP Hà Nội đạt loại I (không ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ).
Sống chung với nước bẩn
Là một trong những dòng sông lớn nhất TP Hà Nội, sông Tô Lịch mỗi ngày hứng hàng ngàn m3 nước thải sinh hoạt. Mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng, con sông này đang từng ngày trở thành “dòng sông chết”. Mặc dù TP Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm cho sông Tô Lịch nhưng “đâu vẫn hoàn đó” vì lượng nước thải không ngừng tuôn vào đây.
Bà Nguyễn Thị Ái, bán hàng nước bên bờ sông Tô Lịch, cho biết những ngày hè oi bức hoặc sau trận mưa rào thì mùi xú khí từ sông bốc lên rất khó chịu. Tình trạng nước thải đen ngòm, rác nổi lềnh bềnh trên sông là chuyện thường ngày. “Trời nóng lẽ ra đắt hàng nhưng mùi hôi thối quá nhiều nên quán không có khách, chỉ lác đác vài khách vãng lai. Tôi cũng chẳng còn cách kiếm sống nào khác vì nhà cửa ở đây rồi”- bà Ái than phiền. Còn ông Nguyễn Văn Toàn, sống tại xã Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, cũng phản ánh nước sông Nhuệ ô nhiễm rất nặng nề, thậm chí còn không dùng để tưới hoa màu được. Trước đây, ông Toàn vẫn lấy nước sông Nhuệ tưới rau nhưng hiện nay phải chuyển sang dùng nước máy.
Ngoài sông Tô Lịch, sông Nhuệ, các sông, hồ khác ở TP Hà Nội cũng bị ô nhiễm đáng kể như: hồ Ba Mẫu, hồ Bảy Mẫu, hồ Tây, sông Kim Ngưu…
Nước thải quá nhiều, xử lý không xuể
Theo kết quả khảo sát mới đây của VESDEC, hệ thống sông, hồ trên địa bàn TP Hà Nội tiếp nhận mỗi ngày hàng triệu m3 nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải từ đồng ruộng và các khu vực nuôi trồng thủy sản. Dự báo, lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội sẽ lên đến 440.934 m3/ngày đêm vào năm 2020. “Như vậy, trong tương lai gần, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sông, hồ ở TP Hà Nội sẽ gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ô nhiễm do chất thải công nghiệp, sinh hoạt. Đây là cảnh báo khẩn cấp cho công tác bảo vệ và phục hồi chất lượng nước của TP Hà Nội” - đại diện VESDEC nhấn mạnh.
Đứng trước tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ, từ năm 2009, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã khoanh vùng, tìm giải pháp “làm sống lại” những sông, hồ chết nhưng hiệu quả chưa cao. Sông Tô Lịch nằm trong danh sách thí điểm được “rửa” bằng nước sông Hồng nhằm làm giảm nồng độ ô nhiễm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Ngoài ra, 12 hồ trên địa bàn TP cũng được thử nghiệm “làm sạch”. Theo ông Tạ Ngọc Sơn, Phó trưởng Phòng Quản lý dự án và truyền thông - Chi cục Bảo vệ môi trường TP Hà Nội, nhiều hồ nước đã trong trở lại, kết quả quan trắc tiệm cận yêu cầu nhưng một số nơi chất lượng chưa được cải thiện do lượng nước thải đổ vào hồ quá lớn, công tác nạo vét chưa được thực hiện triệt để.
Đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết đối với những hồ đã được xử lý ô nhiễm, định kỳ hàng quý, cơ quan này tiếp tục tái xử lý ô nhiễm theo công nghệ được Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển giao. “Tuy nhiên, khi có mưa lớn thì các hồ vẫn tiếp nhận nước phát sinh kèm đất, rác thải gây ô nhiễm. Ngoài ra, nhiều hồ nuôi thả cá kinh doanh cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể, rất khó xử lý” - đại diện công ty này nói.
Nước thải chưa được xử lý triệt để
Hiện TP Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Kết quả khảo sát sơ bộ của VESDEC cho thấy mức độ ô nhiễm do nước thải và rác thải các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội tăng qua từng năm. Trong khi đó, theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP Hà Nội, nguyên nhân dẫn tới tình trạng nước các con sông chảy qua địa bàn bị ô nhiễm trầm trọng như hiện nay là do nguồn nước thải trực tiếp đổ ra sông, hồ không được xử lý triệt để.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…