»

Thứ ba, 26/11/2024, 13:31:45 PM (GMT+7)

Quảng Ngãi: Đảo Bé đón hệ thống “biến” nước biển thành nước ngọt Tin ảnh

(16:06:02 PM 02/09/2012)
(Tin Môi Trường) - “Từ nay, nhân dân đảo Bé (Lý Sơn, Quảng Ngãi) không sợ thiếu nước ngọt nữa. Hệ thống xử lý nước biển thành nước ngọt hoạt động là sự kiện lịch sử ở hòn đảo luôn thiếu nước ngọt và phải mua nước với giá trên trời này”.

 

Đó là lời chia sẻ của ông Phan Đình Phương - Chủ tịch UBND xã An Bình - bày tỏ niềm vui trước “kho” nước ngọt mới của đảo Bé.

Cụ[-]bà[-]phấn[-]khởi[-]chắt[-]chiu[-]từng[-]giọt[-]nước[-]ngọt[-]tinh[-]khiết.
Cụ bà phấn khởi chắt chiu từng giọt nước ngọt tinh khiết. 

Niềm[-]vui[-]trên[-]đảo[-]khát
Niềm vui trên "đảo khát"

 

 

Cụ Bùi Hơn (85 tuổi) vừa uống ngụm nước ngọt vừa reo: “Ôi, nước ngọt ngon quá. Kể từ hôm nay, người dân ở xã An Bình không sợ thiếu nước ngọt nữa rồi. Chúng tôi vui quá”.

 

Hệ thống xử lý nước biển thành nước ngọt do đơn vị Doosan Vina tài trợ không hoàn lại cho đảo Bé, chính thức đi vào hoạt động ngày 31/8, có công suất thiết kế 200m3/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngọt cho hơn 500 người trên đảo “khát” hơn 300 năm qua. Đơn vị này cũng tài trợ không hoàn lại 2 máy phát điện, đáp ứng nhu cầu vận hành hệ thống xử lý nước và thắp sáng cho hơn 12 hộ dân ở địa phương.

 

Đảo Bé vốn là đảo “nhiều không”, đặc biệt là không điện, không nước ngọt. Nay ở đây đã có điện, có nước ngọt sử dụng, ông Phan Đình Phương hồ hởi tâm sự: “Nước ngọt và điện là điều người dân luôn mơ ước, và giờ đây, ước mơ đã thành hiện thực. Có thể nói, hôm nay chính là bước ngoặt lịch sử ở mảnh đất chưa đầy 1km2 này. Nhờ đó, chúng tôi bắt đầu có điều kiện phát triển du lịch, đầu tư và thu hút khách du lịch đến với hòn đảo nhỏ nhưng có nhiều cảnh đẹp thơ mộng giữa biển trời mênh mông”.

Người[-]dân[-]khoe[-]đường[-]ống[-]dẫn[-]nước[-]sạch[-]về[-]tận[-]nhà
Người dân khoe đường ống dẫn nước sạch về tận nhà

 

 

Hệ thống xử lý nước biển thành nước ngọt sinh hoạt được xây dựng trên diện tích 2.200m2, đặt ở vị trí giữa lòng đảo Bé nằm sát trụ sở UBND xã An Bình - nơi có dân cư đông đúc.

 

Là người đưa ra ý tưởng, đề xuất đơn vị có khả năng sản xuất hệ thống khử nước mặn thành nước ngọt sinh hoạt, ông Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên TƯ Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi tâm sự: “Nhiều lần tôi đi viện trợ nước ngọt cho nhân dân đảo Bé, lòng tôi thật xót xa khi chứng kiến người dân ở đây coi từng giọt nước như vàng, trong khi họ sống giữa muôn trùng sóng nước. Từ sự trăn trở đó mà ý tưởng về hệ thống “biến” nước biển thành nước ngọt ra đời. Bây giờ, hơn 500 người dân không sợ thiếu nước sinh hoạt, tôi thật hạnh phúc biết bao”.

Bí[-]thư[-]Tỉnh[-]ủy[-]Quảng[-]Ngãi[-]tham[-]quan[-]công[-]trình.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi tham quan công trình.

 

 

Ông Phan Đình Phương cho biết: “Trước mắt, chúng tôi thống nhất hỗ trợ người dân sử dụng nước miễn phí 1 năm, sau đó tiến hành thu phí sử dụng nước để họ có ý thức sử dụng nước tiết kiệm hơn. Về mặt lâu dài, nguồn dầu để chạy máy phát điện cũng là bài toán nan giải nếu không có sự hỗ trợ từ cấp trên”.

 

 

 

Hồng Long/ Dân trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quảng Ngãi: Đảo Bé đón hệ thống “biến” nước biển thành nước ngọt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI