»

Thứ hai, 24/02/2025, 13:29:48 PM (GMT+7)

Quản lý tài nguyên nước cần bằng giữa cung cầu

(07:56:52 AM 12/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách được Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) định hướng trong năm 2012 và những năm tới, để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày càng phức tạp.

Ảnh minh họa


Do một thời gian dài nước ta chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và môi trường nên chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Dẫn tới tài nguyên nước đã có biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng, nhất là vùng trung du và miền núi vào mùa khô hàng năm; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn phổ biến đang trở thành áp lực rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của Việt Nam.

Vì vậy, Cục Quản lý tài nguyên nước đang khẩn trương tiến hành tiếp thu ý kiến đóng góp, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), để sớm hoàn thiện Luật này trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 năm 2012. Mặt khác, Cục phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các quy trình phối hợp vận hành điều tiết nước mùa cạn trên các lưu vực sông Hồng, sông Thu Bồn, Sê San và Srepock. Đồng thời xây dựng các đề án theo dõi hoạt động khai thác sử dụng nước ở thượng nguồn lưu vực sông Mê Công và lưu vực sông Hồng. Theo dõi, giám sát nguồn nước xuyên biên giới; kiểm kê tài nguyên nước quốc gia và bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn.

Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý và khai thác tài nguyên nước, trong năm vừa qua, Cục Quản lý tài nguyên nước đã hoàn thành kiểm tra các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước tại 6 tỉnh, thành phố trọng điểm gồm Bắc Giang, Hải Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh. Cục còn tiến hành kiểm tra tại một số cơ sở đề nghị cấp phép, tập trung chủ yếu vào các công trình thủy điện, xả nước thải vào nguồn nước, kiểm tra việc vận hành của một số công trình thủy điện trong mùa lũ.

Thông qua các dự án, Cục tổ chức các lớp hội thảo, tập huấn, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật tài nguyên nước cho đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các địa phương, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã; hướng dẫn một số địa phương tổ chức thẩm định hồ sơ cấp phép, thực hiện các biện pháp cụ thể trong bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn. Trong quá trình xây dựng các văn bản, hướng dẫn, Cục luôn quán triệt chủ trương cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chỉ quy định những hồ sơ, thủ tục thực sự cần thiết cho công tác quản lý để các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân dễ thực hiện và chấp hành.

Cho đến nay, công tác cấp phép khai thác, thanh tra, kiểm tra ở các địa phương trong cả nước đã có tiến bộ đáng kể so với thời gian trước đây, số lượng giấy phép được cấp tăng, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng được đẩy mạnh. Điển hình như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tiềng Giang, Cần Thơ...đã tổ chức hàng chục cuộc thanh tra đột xuất, định kỳ, phát hiện và xử lý nghiêm nhiều trường hợp khai thác, xả nước thải không có giấy phép hoặc không tuân thủ các quy định của giấy phép đã được cấp./.

Văn Hào (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quản lý tài nguyên nước cần bằng giữa cung cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI