»

Chủ nhật, 24/11/2024, 17:00:19 PM (GMT+7)

Quản lý công trình nước sinh hoạt ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập

(15:39:57 PM 31/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Theo ước tính của ông Triệu Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Lạng Sơn, hiện nay trên toàn tỉnh có khoảng 300 công trình nước sạch tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa xuống cấp nghiêm trọng.

Quản[-]lý[-]công[-]trình[-]nước[-]sinh[-]hoạt[-]ở[-]vùng[-]sâu,[-]vùng[-]xa[-]còn[-]nhiều[-]bất[-]cập

Ảnh minh hoạ IE

 

Phần lớn các công trình này không còn sử dụng được và người dân vẫn sinh sống chủ yếu dựa vào nguồn nước dưới sông, suối và nước từ các khe núi không đảm bảo vệ sinh. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: công trình đã xây dựng lâu năm từ nhiều nguồn vốn khác nhau và đều giao cho xã quản lý, phần lớn là công trình nước tự chảy nên phụ thuộc vào nguồn nước từ sông suối, khe núi... Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức giữ gìn tài sản chung của người dân còn thấp, nhiều xã không có kinh phí để trả công cho người quản lý công trình nước do không thu được tiền nước từ các hộ dân.

* Tình trạng “cha chung không ai khóc”

Tại xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, nhiều công trình nước đã không còn hoạt động hiệu quả, nhiều bể nước tại các thôn đã hư hỏng và bị bỏ hoang. Bể nước thôn Pò Lạn không một giọt nước, lá cây phủ khắp bề mặt. Anh Lộc Văn Ninh, trưởng thôn Pò Lạn cho biết: Khi thôn được đầu tư xây dựng bể nước sinh hoạt, người dân rất phấn khởi, những mong sẽ được dùng nguồn nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh. Tuy nhiên, từ sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng (tháng 10/2012), nước chỉ về đến bể và người dân sử dụng được khoảng gần nửa tháng, sau đó nước không lên bể nữa. Từ đó đến nay, người dân trong thôn lại quay về dùng nước dẫn từ các khe dọc như trước đây.

Trái ngược với bể nước thôn Pò Lạn, bể chứa nước sinh hoạt của thôn Khòn Quắc không chỉ đầy mà còn thường xuyên tràn cả ra ngoài. Tuy nhiên, đây không phải niềm vui cho các hộ dân trong xã bởi các bể nước thuộc các thôn xung quanh không có nguồn nước đến bể. Nguyên nhân rất đơn giản là bởi chiếc van điều tiết nguồn nước đã bị mất, vì vậy không thể điều tiết nguồn nước chảy được. Tình trạng mất van điều tiết đường nước chảy không chỉ xảy ra tại thôn Khòn Quắc mà ở một số điểm khác cũng bị hỏng. Theo ông Lộc Văn Sơn, cán bộ địa chính xã Đồng Bục thì những chiếc van điều tiết nước bị hỏng là do đoạn chỗ chiếc van chỉ có một nắp đậy để bảo vệ, không có ổ khóa để khóa nắp đậy lại, nên người dân ai cũng có thể mở nắp đậy ra và điều chỉnh van tùy ý. Chính vì vậy, dẫn đến việc mạnh ai nấy làm, thiếu sự quản lý, điều tiết nguồn nước nên chỗ thì thừa tràn, chỗ thì không có giọt nào.

Qua tìm hiểu được biết, Đồng Bục là một trong số những xã được triển khai Dự án cung cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia. Hệ thống công trình gồm 16 bể chứa nước sinh hoạt, phục vụ 12 thôn bản, trường học và 1 bể tại UBND xã. Công trình được xây dựng từ năm 2011 và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2012 với tổng kinh phí lên tới 3 tỷ 945 triệu đồng.

Ông Lương Văn Pảo, Chủ tịch UBND xã Đồng Bục cho biết: công trình nước sinh hoạt của xã hiện tại cơ bản đều tốt. Tuy nhiên, ở một số bể như: bể thôn Pò Lạn, Khòn Chu, Khòn Có nước không đến được. Xảy ra tình trạng này, ông thừa nhận công tác quản lý của xã chưa được tốt bởi xã chưa thành lập được tổ hợp tác hoặc tổ dịch vụ để quản lý công trình do chưa nhận được sự hưởng ứng của cá nhân hay tập thể trong việc đứng ra nhận quản lý công trình. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thành lập tổ hợp tác hoặc tổ dịch vụ để phối hợp với UBND xã quản lý công trình, đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả.

Còn tại các thôn Khòn Quanh, Tòng Danh, Pò Sáy, xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, vào mùa khô người dân thường ngày phải đi vài km đường núi để lấy nước sinh hoạt. Thậm chí, có hộ còn phải gánh nước ao, nước mương về dùng phèn chua khử trùng để dùng làm nước sinh hoạt.

Ông Dương Hữu Chiến, thôn Tòng Danh chia sẻ: Để có nước dùng sinh hoạt hàng ngày, gia đình tôi cùng với 3 hộ dân gần nhau cùng đào một cái ao để chứa nước mưa hoặc nước bơm từ con mương Tà Keo gần đó. Sau đó, chúng tôi dùng máy bơm nước từ ao lên chân ruộng trên cao, rồi đào tiếp 1 cái hố rộng khoảng 70 cm, sâu xuống khoảng 1,5 mét cạnh phía dưới chân ruộng để nước ngấm vào hố đó cho trong, nhìn sạch rồi mới bơm về bể để dùng sinh hoạt. Nước ở ao rất bẩn, màu đỏ đục, phải bơm lên ruộng cao để nước ngấm xuống. Ruộng có tác dụng như bể lọc, để lọc bớt những chất bẩn.

* Khi chính quyền và người dân đồng lòng

Ông Triệu Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Lạng Sơn cho biết: Từ năm 2014, thực hiện Thông tư 54 của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt tập trung, UBND tỉnh đã ra quyết định bàn giao các công trình nước cho UBND các xã được xây dựng công trình nước sinh hoạt quản lý, sử dụng và bảo quản. Về vấn đề nhiều địa phương còn gặp khó khăn về đơn giá thu tiền nước để có kinh phí cho người quản lý hoạt động, Trung tâm đang thành lập dự án đánh giá, kiểm tra chất lượng các công trình nước trên toàn tỉnh và dự trù đơn giá thu tiền sử dụng nước với mức hợp lý cho người dân vùng sâu, vùng xa để trình UBND tỉnh.

UBND xã Hồng Phong là một trong số ít xã trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng công trình nước sau khi được đưa vào sử dụng. Ông Vương Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Phong cho biết: Công trình nước sinh hoạt xã Hồng Phong được xây dựng từ đầu năm 2013 và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2013 phục vụ trên 200 hộ nằm trong 3 cụm dân cư và cho cả trường học trên địa bàn. Qua quá trình sử dụng, người dân trong xã rất phấn khởi và UNBD xã đã tích cực vận động, tuyên truyền cho bà con cùng nhau tham gia bảo vệ, sử dụng có hiệu quả lâu dài. Được sự thống nhất cao, xã đã thành lập tổ quản lý công trình nước với nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, thay thế những dụng cụ, thiết bị nếu có hỏng hóc. Thời gian tới, xã sẽ tổ chức thêm 3 tổ quản lý tại các cụm dân cư có nước sinh hoạt trên địa bàn xã.

Hiện tại, tổ quản lý công trình nước xã Hồng Phong có 2 người, một xử lý nước đầu nguồn và một người xử lý nước cuối nguồn với mức lương trên dưới 700 nghìn đồng/ tháng. Anh Nông Đức Chính, thôn Văn Mịch, xã Hồng Phong, quản lý công trình nước cho biết: Công việc hàng ngày của chúng tôi là đi kiểm tra xem nước có về không, nếu nước không chảy thì phải gọi điện cho người trực ở đầu nguồn để xử lý. Nước tự chảy nên nhiều khi rất đục, người dân rất mong có thêm một bể lắng để nước được trong hơn.

Công trình nước sinh hoạt xã Hồng Phong được xây dựng với kinh phí 3,5 tỷ đồng, thực tế là dẫn nước đầu nguồn rồi trải qua các quy trình lắng, xử lý sạch hơn để về tới các hộ dân và “Chỉ có thể gọi là nước hợp vệ sinh chứ chưa thể gọi là nước sạch” - ông Triệu Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Lạng Sơn cho biết.

Tuy nhiên, công trình đã giải quyết nhu cầu cấp bách cho hàng trăm học sinh trường Trung học cơ sở xã Hồng Phong, hàng nghìn hộ dân khu chợ Văn Mịch và cả UBND xã Hồng Phong. Hiệu trưởng Triệu Huy Hùng, trường Trung học cơ sở xã Hồng Phong cho biết: Trước đây khi chưa có bể nước, các em học sinh của trường phải xuống bờ sông dưới chân đồi lấy nước. Phụ huynh học sinh phải trang bị cho mỗi em một can 10 lít. Nhất là những em học sinh ở nội trú rất khó khăn trong việc lấy nước bởi các em còn nhỏ, sức yếu không mang được nhiều; mỗi lần lấy nước chỉ được một ít rồi lại leo dốc nên rất khó khăn, nhiều em thường xuyên bị trượt ngã. Vào mùa khô, nước ở dưới sông rất thiếu và không đảm bảo vệ sinh. Từ khi có nguồn nước và bể nước sinh hoạt, các em học sinh rất vui, đỡ vất vả.

Có thể thấy, việc xây dựng các công trình cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, sau khi các công trình được đưa vào hoạt động thì việc quản lý và sử dụng hiệu quả công trình là điều mà các địa phương cần thực hiện tốt. Nếu công trình nào được xây dựng cũng rơi vào tình cảnh như trên thì không chỉ lãng phí tiền của, công sức mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vùng sâu, vùng xa.

Hoàng Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quản lý công trình nước sinh hoạt ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI