»

Thứ tư, 27/11/2024, 02:30:38 AM (GMT+7)

Phú Yên: Người dân bị phân người tấn công

(08:47:53 AM 24/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Vào mùa mưa nước trộn lẫn phân từ đỉnh núi chảy tràn xuống ruộng lúa, ruộng hoa màu, ao cá, giếng khoan của khu dân cư gây ô nhiễm trầm trọng.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân thuộc hai thôn Chính Nghĩa (xã An Phú) và Thượng Phú (xã Bình Kiến), TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vác đơn gõ cửa khắp các cơ quan chức năng để phản ánh tình trạng sống chung với phân người từ hơn một năm nay.

Ngày 23/2, PV đã có mặt tại 2 thôn trên để tìm hiểu thực hư vụ việc. Vừa đến đầu thôn, một mùi thối theo cơn gió thoảng xộc ngay vào mũi khiến chúng tôi ai nấy đều choáng váng. 

Đợi cơn gió qua đi, ông Lê Thanh Hòa, người dẫn đường ngán ngẩm cho biết: “Các anh thấy đó, cứ hễ có gió là người dân hai thôn Chính Nghĩa và Thượng Phú đều sợ hãi mùi hôi tanh nồng nặc ấy. Mỗi khi ăn cơm, người dân phải đóng chặt cửa, giăng mùng che chắn tứ phía thì mới nuốt nổi”. 

Được biết, hàng trăm hộ dân hai thôn Chính Nghĩa và Thượng Phú nằm dưới chân núi Hầm Bèo. Trước đây trên núi Hầm Bèo có nhiều bãi cỏ xanh, suối, hồ nước trong veo nên người dân tận dụng làm nơi trồng trọt, chăn thả gia súc. Một số hộ còn dẫn nước từ các con suối trên núi về dùng trong sinh hoạt. 

Tuy nhiên khoảng một năm trở lại đây mỗi ngày có hơn chục lượt xe hút bồn cầu của các công ty tư nhân ở TP Tuy Hòa lên xuống núi để xả chất thải bẩn và đã biến nơi đây trở thành một núi phân khổng lồ, không còn chỗ để người dân thả bò, trồng trọt.

 

Hàng[-]trăm[-]hộ[-]dân[-]bị[-]phân[-]người[-]tấn[-]công
 Một hồ nước chứa đầy phân

 

Ông Lê Văn Hữu, một người dân cho biết: “Hiện giờ người dân chẳng dám lên núi như trước bởi ngoài mùi hôi còn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy. Trước đây không ít lần người dân và bò bị sụp hố phân suýt chết, phải huy động nhiều người mới cứu được”. 

Không chỉ kinh tế bị ảnh hưởng, vào mùa mưa, nước trộn lẫn phân từ đỉnh núi chảy tràn xuống ruộng lúa, ruộng hoa màu, ao cá, giếng khoan của khu dân cư gây ô nhiễm trầm trọng. Điều này làm cho cuộc sống của người dân hai thôn bị đảo lộn. 

Về lâu dài, điều người dân lo nhất là nguy cơ nguồn nước ngầm dưới lòng đất bị ảnh hưởng. Người dân ở đây cho biết, họ đã nhiều làm đơn khiếu nại, báo cáo lên chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Do quá bức xúc, không ít lần họ đứng ra ngăn cản không cho xe hút hầm vệ sinh đến xả thải, nhưng cản chỗ này xe lại chạy đến chỗ khác “vô tư” xả.

 

Hàng[-]trăm[-]hộ[-]dân[-]bị[-]phân[-]người[-]tấn[-]công
 Khu vực núi Hầm Bèo - núi phân

 

Theo ông Hồ Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa, vào tháng 4/2011, UBND tỉnh Phú Yên đã đồng ý xây dựng Khu xử lý chất thải vệ sinh rộng 2ha tại khu đất trống phía Tây Bắc đường lên bãi rác (thuộc địa bàn xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). 

"Hiện chúng tôi đang đôn đốc các ngành liên quan sớm hoàn tất các thủ tục để triển khai xây dựng công trình trên và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2012", ông cho biết.

Trao đổi với PV, Thượng tá Lê Chí Lượng, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an Phú Yên cho biết, đơn vị đang phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra thực tế, nếu phát hiện đối tượng nào vi phạm sẽ xử lý nghiêm vì việc này không chỉ trái pháp luật mà còn gây hậu quả nặng nề cho người dân.

Hoàng Vân (VTC)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phú Yên: Người dân bị phân người tấn công

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI