»

Thứ hai, 20/01/2025, 22:39:47 PM (GMT+7)

Những dòng kênh bị bức tử Tin ảnh

(15:19:58 PM 08/10/2011)
(Tin Môi Trường) - Những con kênh tại TPHCM bị ô nhiễm nghiêm trọng là điều không có gì mới mẻ. Nhưng đáng nói là ngoài việc hứng chịu nguồn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp thì tác nhân lớn nhất là con người.

Có mục sở thị các dòng kênh trên địa bàn TPHCM, nhất là ở các khu dân cư thuộc quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức mới thấy hết được sự ô nhiễm đã lên tới mức báo động. Đã đến lúc ý thức trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường sống của người dân phải thực sự được nâng cao bên cạnh các biện pháp từ chính quyền và cơ quan chức năng.

 
Rác từ chợ Thị Nghè được thải thẳng xuống kênh – Cầu Thị Nghè, quận Bình Thạnh

 Lòng kênh đang kêu cứu
Những bịch rác trôi nổi lềnh bềnh, dòng nước đen kịt, đặc quánh cùng mùi hôi thối nồng nặc- bao năm nay, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè được ví như một dòng kênh rác. Trầm trọng nhất là đoạn kênh đi qua chung cư Rạch Miễu (quận Phú Nhuận), rác thải như chai lọ, bịch ni lông, lục bình… lấp cả dòng chảy. Trong khi đó thì tại kênh Tàu Hủ cũng đang hấp hối từng ngày từng giờ khi căng mình hứng chịu một lượng rác khổng lồ từ các hộ dân xả ra hằng ngày. Đống rác thải được hình thành từ những bịch ni lông, xác động vật, chai nhựa, hộp xốp…hay nói đúng hơn là tất cả những phế phẩm từ sinh hoạt hàng ngày của người dân, theo thời gian, mỗi ngày một cao hơn tạo ra mùi hôi thối do sự phân hủy xác động vật, lá cây. Hơn thế nữa, lượng rác thải này làm cản trở lưu thông của dòng chảy khiến cho nước bị ứ đọng, dòng chảy bị ách tắc.
Những con kênh ngập ngụa rác trở thành nơi lý tưởng cho các dạng côn trùng như ruồi, muỗi, gián, chuột…sinh sôi nảy nở. Vì thế các dòng kênh bị bức tử không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan mà còn làm cho mầm bệnh phát triển. Cuộc sống, sức khỏe của người dân ở những khu vực này cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Những dòng kênh ở TPHCM đang kêu cứu từng ngày, từng giờ bởi bàn tay vô tình của người dân.
Vô tư xả rác
Băng rôn cứ treo, rác vẫn cứ thải – Kênh bắt ngang đường Phạm Văn Hân, quận Bình Thạnh
 
 Không khó để bắt gặp cảnh người dân ở đây vứt những bịch ni lông vô tội vạ xuống dòng nước đã chật kín rác kia. Không thể ước tính mỗi ngày, người dân xả xuống kênh rạch bao nhiêu tấn rác. Chỉ thấy rằng những con kênh này đang oằn mình hứng chịu một lượng rác khổng lồ từ năm này sang năm khác. Với họ, sự ô nhiễm trên đã có từ lâu, nguyên nhân là do nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp là phần lớn, rác của họ thải ra hằng ngày không là gì cả.
Chị Lý Thị Hương sống gần kênh Bùi Hữu Nghĩa cho biết :“ Vứt bịch rác có nhằm nhò gì đâu. Kênh nó bẩn lâu rồi, giờ có giữ cũng đâu có sạch hơn đâu”. Chị Hoàng Thị Nghĩa thì thẳng tay đổ đồ ăn thừa xuống kênh với ý nghĩ “ nhà nào cũng vậy, đâu có riêng nhà mình đâu”. Hay một hộ gia đình khác sống gần cầu Bùi Đình Túy, Bình Thạnh cũng cho rằng : “Gia đình chúng tôi sống ở đây hơn 20 năm rồi, cái kênh đó vẫn cứ vậy thôi, lâu lâu nếu có nhiều rác quá thì có mấy người xuống vớt rác, đâu có gì đâu mà lo”.
Đi đâu chúng tôi cũng nghe những câu: biết rồi, khổ quá, nói mãi khi nói về thực trạng này. Người dân hầu như xem đó là một việc làm đương nhiên, tất yếu, ăn sâu vào thói quen của họ mấy chục năm nay. Rất, rất nhiều hộ dân cứ thản nhiên, vô tư xả rác mà không hề biết hậu quả hay có biết mà vẫn làm. Cha chung không ai khóc, ý thức kém đã khiến những dòng kênh luôn trong tình trạng ngập ngụa rác.
Lỗi tại ai?
Sống chung với rác

 Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch địa bàn thành phố vốn đã được bàn luận từ lâu nhưng vấn đề giải quyết vẫn chưa đi tới đâu. Nhìn từ nhiều góc độ, ta dễ dàng nhận thấy chính ý thức người dân là tác nhân quan trọng nhất với môi trường kênh rạch hiện nay. Nhưng họ luôn đổ lỗi cho các nhà máy xí nghiệp thải nước, cho nhà nước không có những dự án hỗ trợ môi trường… hay đó là sự ỷ lại “ có cán bộ chuyên trách môi trường lo, đâu phải việc của mình”. Nói sâu hơn, người dân luôn mặc định nguyên nhân không phải do mình. Trong khi đó cũng có một bộ phận khác dù biết tác hại nhưng vẫn thản nhiên, thờ ơ vì thấy cái lợi trước mắt.
Mặc dù tại các hộ gia đình sống gần kênh rạch đều được thu gom rác thải mỗi ngày nhưng người dân cứ thế cố tình không biết đến. Chính người dân tự gây hại cho sức khỏe của mình chứ không ai khác. Liệu đến một ngày nào đó, những người dân này có thấy được chính hành động vô ý thức của mình đưa mình đến cái chết hay không. Nếu không có những biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức thì chuyện người dân xả rác gây ô nhiễm môi trường sẽ còn là chuyện dài kỳ, nói hoài, nói mãi mà thôi.

 

Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hiện nay, mỗi ngày các tuyến kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn Thành phố phải hứng chịu khoảng 40 tấn rác sinh hoạt và 70.000 m3 nuớc thải sinh hoạt, nước thải sản xuất chưa qua xử lý thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng nuớc và môi trường. Chính vì ô nhiễm môi trường mà dịch bệnh tăng cao trong thời gian gần đây. TS.BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, đến giữa tháng 9, thành phố ghi nhận 4.784 ca sốt xuất huyết, trong tháng 9, số ca mắc bệnh này đã tăng nhanh và vượt mức 300 ca/tuần.

TRƯƠNG LÊ MINH HẢI
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Những dòng kênh bị bức tử

  • Nguyễn Đạt (00:24:05 AM 12/11/2011)Mầm mống dịch bệnh

    Nếu không sớm xóa sạch các "điểm đen" ô nhiễm này thì dù cố gắng đến mấy vẫn không thể ngăn chặn được dịch bệnh sốt xuất huyết ngày càng lan rộng trên địa bàn thành phố !

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những dòng kênh bị bức tử

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI