Môi trường » Nước
Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh
(09:25:47 AM 21/08/2015)Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm -Ảnh: TL
* Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm
Từ đầu năm 2015 đến nay, toàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có 44 điểm sạt lở, trong đó có 31 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, 11 điểm sạt lở nguy hiểm. Trong những điểm sạt lở nguy hiểm này thì có 30 điểm tập trung dân cư, có điểm người dân chuẩn bị di dời nhưng cũng có điểm họ không đồng ý di dời.
Sạt lở xảy ra nhiều nhất tại huyện Nhà Bè, với 14 điểm. Riêng khu vực bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) có nguy cơ sạt lở một đoạn dài hơn 4.000 mét và độ rộng 10 mét.
Theo anh Lê Kim Xông ở ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, khu vực này thường xảy ra sạt lở. Từ lâu khu vực này vẫn thường sạt lở, mà ngày càng lấn vào đất nhà anh. Anh Xông cho biết: “đất bên dưới lòng sông thì cứ lở vào, làm đất bên trên sụt xuống. Vì vậy anh phải mua lưới chắn bên ngoài để giữ cát. Với điều kiện của gia đình anh, cả hai vợ chồng đều làm công nhân nên không thể di dời đi đâu mà ở lại thì ngày đêm lo sợ sạt lở bất chợt, nhất là những lúc đêm khuya”.
Khu vực quận Thủ Đức với hai khu dân cư tập trung nằm trong báo động có nguy cơ sạt lở cao, một phần do tuyến bờ bao sông Sài Gòn chưa được đầu tư đồng bộ nên vụ sạt lở cuối tháng 7 vừa qua đã gây ảnh hưởng đến 7 hộ dân sinh sống ở khu vực phường Hiệp Bình Phước, ông Nguyễn Nam Hải, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Thủ Đức chia sẻ.
Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều nguyên nhân gây sạt lở khu vực ngoại thành thành phố. Đây cũng là một quá trình tất yếu vì con người sống hai bên bờ sông tác động vào dòng chảy. Thêm vào đó, hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh làm lưu lượng dòng chảy mạnh hơn, gây xói mòn, tạo hàm ếch và lỗ hổng phía dưới lòng sông. Khi thủy triều lên cao rồi rút sâu đã tạo áp lực lớn lên hai bên bờ, nhất là tại các khúc cong, dòng chảy đã tác động trực tiếp gây sạt lở mạnh.
Không những vậy, tình trạng san lấp, xây dựng trái phép lấn chiếm sông và trên hành lang bờ sông, kênh, rạch vẫn còn tồn tại đã làm thu hẹp dòng chảy, gia tăng tải trọng tạo áp lực gây sạt lở, điển hình như trên tuyến rạch Xóm Củi, huyện Bình Chánh.
Hơn nữa, tập quán của người dân là khai thác mặt tiền sông , kênh rạch , xây cất nhà cửa phục vụ lợi ích kinh tế . Chính điều này gây ra tải trọng lớn trên nền đất yếu, nếu càng lấn chiếm thì sạt lở ngày càng nhiều. Các công trình ở thượng nguồn đã chặn hết bùn cát, khi sông đói bùn cát thì phải xói lở trả lại bùn cát nguyên thủy cho nó - Phó giáo sư, Tiến sỹ Đinh Công Sản, Phó Giám đốc Trung âm N ghiên cứu chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết.
Mặc dù biết rằng sạt lở sẽ còn xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn trước do tác động của tự nhiên lẫn con người, nhưng vấn đề khắc phục đang còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, phải kể đến là nguồn kinh phí xây dựng các công trình chống xói lở cũng như giải phóng mặt bằng để thực hiện công trình này làm chậm tiến độ thực hiện của các dự án xây dựng kè chống sạt lở . Không những vậy, tập quán sinh sống của người dân lâu đời bên sông đã gây trở ngại trong việc di dời họ đi nơi khác.
Nhiều dự án chống sạt lở được triển khai
Trước thực trạng trên , UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra 28 dự án để thực hiện phòng chống sạt lở toàn khu vực thành phố. Trong đó có 10 dự án đang thi công, 4 dự án chuẩn bị thực hiện và 14 dự án chuẩn bị đầu tư. Trong 10 dự án đang thi công thì có 1 dự án đã thi công xong là đê bao bờ hữu sông S ài Gòn tại phường An Phú Đông, quận 12 .
Khi thực hiện những dự án này, chính quyền địa phương cũng thực hiện di dời người dân đến nơi ở an toàn. Ông Bùi Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, địa bàn huyện có 9 dự án đang triển khai với khoảng 13 km bờ kè, trrong đó 3 bờ kè với hơn 2 km đã thi công xong, đoạn còn lại đang trong quá trình đầu tư và sẽ triển khai thi công trong thời gian sớm nhất. Toàn huyện có 295 hộ với trên 2 . 900 nhân khẩu cần phải bố trí tái định cư và di dời khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở. Với những hộ này, chính quyền địa phương đã hỗ trợ tiền tạm cư theo chính sách của thành phố. Thêm vào đó, huyện cũng hỗ trợ tiền di dời và tiền ăn hàng tháng cho họ. Sắp tới, huyện sẽ xây dựng 2 khu tái định cư với diện tích 2 , 5 ha để ổn định cuộc sống cho bà con trong thời gian sau này.
Khi nói về việc chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ di dời khỏi khu sạt lở, nhiều hộ dân mong muốn có được chỗ ở an toàn và có thể làm ăn, sinh sống. Chị Nguyễn Thị Hường ngụ tại ấp 3 , xã Hiệp Phước , huyện Nhà Bè cho biết, hiện nay gia đình chị mong muốn có chỗ ở ổn định và con chị được đi học như bao bạn bè khác. Có như vậy chị mới an tâm đi làm kiếm sống lo cho gia đình mình.
Bên cạnh huyện Nhà Bè thực hiện các dự án xây dựng khu tái định cư cho người dân trong vùng sạt lở, thì quận Thủ Đức cũng được bố trí nguồn vốn hằng năm để đắp cơi, chống tràn ở những điểm sạt lở, điển hình như dự án kè chống sạt lở khu phố 8 , phường Linh Đông, với tổng chiều dài 692 m, chống sạt lở, vỡ bờ bao gây úng ngập khu dân cư . Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã chấp thuận đầu tư dự án 5 cống ngăn triều trên địa bàn này , tiến độ đạt tr ê n 95% , ông Nguyễn Nam Hải cho biết.
Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, đ ể việc thi công công trình kè, đê chống sạt lở cũng như công tác phòng chống sạt lở trên những khu vực ngoại thành thành phố được thuận lợi, Sở Giao thông Vận tải thành phố giao nhiệm vụ cho Khu quản lý đường thủy nội địa , thuộc Sở G iao thông Vận tải, Đ ội thanh tra đường thủy thuộc Thanh tra giao thông là những đơn vị thường xuyên tuần tra trên sông. Khi phát hiện đối tượng xâm phạm, lấn chiếm sông , kênh rạch, những đơn vị này phải xử lý ngay các vi phạm theo quy định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…