»

Thứ tư, 22/01/2025, 14:03:26 PM (GMT+7)

Nhân Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nước bị ô nhiễm

(17:04:51 PM 24/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Nguồn nước ngập trong rác rưởi của một làng chài trên đảo Bonny ở đồng bằng sông Niger- Khu vực nghèo khổ thuộc châu Phi này được cho là sẽ được cải thiện tốt hơn sau khi người ta phát hiện ra trữ lượng dầu lớn nơi đây vào năm 1956. Thế nhưng nửa thế kỷ sau, nghèo đói vẫn ngự trị, còn làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm, thủy sản cạn kiệt, và suy thoái môi trường từ ngành công nghiệp dầu mỏ.

(ảnh:Ed Kashi)

 

Đại dương quá rộng và sâu đến nỗi cho đến hiện nay, người ta vẫn tưởng rằng dù có bao nhiêu tấn rác tấn hóa chất con người đã đổ vào lòng biển, thì tác động của chúng cũng không mấy đáng kể. Những người ủng hộ đổ rác thải ra biển thậm chí còn nói: “Các giải pháp cho tình trạng ô nhiễm đều “mờ nhạt” cả rồi.”

 

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn vào vùng đất chết kích thước rộng bằng vùng New Jersey hình thành mỗi mùa hè ở đồng bằng sông Mississipi, hay khu vực rộng hàng ngàn dặm của nhựa đang phân hủy ở phía bắc Thái Bình Dương để thấy rằng chính sách “Dilution’ (mờ nhạt) đã làm cho hệ sinh thái từng hưng thịnh trên bờ vực của sự sụp đổ.

 

Những hình thức ô nhiễm

 

Có bằng chứng cho thấy các đại dương đã phải chịu đựng sự tàn phá của con người hàng thiên niên kỷ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự suy thoái đó đặc biệt là các khu vực bờ biển đã tăng tốc đáng kể trong ba thế kỷ qua khi chất thải công nghiệp và nước thải từ các trang trại và thành phố ven biển đã tăng lên.

 

Ô nhiễm là sự xuất hiện của các chất gây hại vượt quá tiêu chuẩn của hệ sinh thái. Chất gây ô nhiễm nước nhân tạo phổ biến bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, chất tẩy rửa, dầu, nước thải, chất dẻo và chất rắn, v.v. Nhiều chất nằm sâu trong lòng đại dương, nơi chúng được tiêu thụ bởi các sinh vật biển nhỏ, sau đó được đưa vào chuỗi dây chuyền thực phẩm toàn cầu.

 

Phân bón giàu ni-tơ được nông dân địa phương sử dụng, sẽ đọng lại ở sông suối vùng đó, nước ngầm, và cuối cùng là ở cửa sông, vịnh và vùng đồng bằng. Các chất này có thể trở thành dưỡng chất cho các loại tảo khổng lồ chuyên hút ô-xy, làm cho các sinh vật biển vùng đó khó có thể tồn tại. Các nhà khoa học nghiên cứu có khoảng 400 vùng như thế trên trái đất.

 

Những chất thải rắn, như túi xách, bọt xốp, và các loại rác thải rắn khác bị thải vào đại dương từ đất liền hoặc từ những tàu thuyền trên biền, có thể gây tử vong các loài động vật có vú sống ở biển, cá và các loài chim tưởng đó là thực phẩm. Lưới đánh cá hỏng đã trôi dạt trong nhiều năm, làm các loài cá và động vật có vú bị sa lưới.

 

Ô nhiễm tiếng ồn

 

Ô nhiễm không phải lúc nào cũng ở dạng vật chất. Trong những lòng biển, sóng nước có thể truyền âm đi hàng dặm. Sự kéo dài của âm thanh lớn, kéo dài từ tàu, thiết bị sóng siêu âm, giàn khoan dầu, và thậm chí các nguồn tự nhiên như động đất,… có thể phá vỡ sự di cư, thông tin liên lạc, quá trình sinh sản của nhiều loài dưới nước, đặc biệt là động vật có vú như cá voi, cá heo.

 

Cái kết của kỷ nguyên “mờ nhạt”

 

Người ta đang bắt đầu xem xét lại thuyết “Dilution”(mờ nhạt). Luật pháp nhiều quốc gia cũng như các giao thức quốc tế hiện nay cấm đổ các chất thải độc hại vào đại dương, mặc dù việc thực thi còn khá lẻ tẻ. Các khu bảo tồn biển đang được tạo ra để duy trì hệ sinh thái biển nguyên sơ, và những nỗ lực khôi phục lại các cửa sông và vịnh đã đạt được một số thành công ban đầu.

 

NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN (Theo nationalgeographic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhân Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nước bị ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI