Môi trường » Nước
Nhân ngày Nước và Khí tượng thế giới (23/3): Nước và nước "ảo"
(11:27:00 AM 23/03/2013)Ảnh minh họa
Khái niệm “nước ảo” ra đời vào giữa thập niên tám mươi của thế kỷ trước, khi các nhà kinh tế Ixraen tiến hành nghiên cứu về việc xuất khẩu cam và lê của đất nước họ. Sau đó đến năm 1993, khái niệm “nước ảo” được nhà khoa học người Anh John Anthony Allan thuộc Trường nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi, Viện đại học Luân Đôn phát triển và giới thiệu. Theo giáo sư Allan, “nước ảo” là lượng nước cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm hàng hóa, nó không thực sự có trong sản phẩm hay hàng hóa. Nếu định lượng một cách rõ ràng các định nghĩa về nước ảo, có thể chia thành hai cách tiếp cận khác nhau:
Cách tiếp cận thứ nhất: Đứng trên quan điểm sản xuất, nước ảo chính là lượng nước thực sự dùng để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa. Nó sẽ phụ thuộc vào điều kiện sản xuất bao gồm thời gian và địa điểm sản xuất và cả việc sử dụng nước hiệu quả. Ví dụ chúng ta canh tác cây trồng tại các vùng quá khô hạn có thể cần nhiều nước hơn ở những vùng ẩm ướt từ hai cho đến ba lần.
Cách tiếp cận thứ hai: Đứng trên quan điểm người sử dụng hơn là người sản xuất. Theo đó nước ảo của một hàng hóa được định nghĩa như là lượng nước cần thiết để sản xuất hàng hóa ở nơi mua hàng hóa đó. Khái niệm này thực sự có ý nghĩa khi một quốc gia đặt ra câu hỏi: Chúng ta có thể tiết kiệm được bao nhiêu nước nếu nhập khẩu hàng hóa thay vì tự sản xuất?!
Liên quan đến nước ảo còn có khái niệm “dấu ấn nước”. Dấu ấn nước chính là tổng lượng nước được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Dấu ấn nước gồm ba thành phần chính là: Nước xanh lá, xanh lam và xám. Nước xanh lá là lượng nước mưa tiêu hao trong quá trình sinh trưởng và phát triển; Nước xanh lam là lượng nước mặt, nước ngầm tiêu hao trong quá trình sinh trưởng và phát triển; Nước xám là lượng nước cần thiết để pha loãng các chất gây ô nhiễm trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nông sản.
Buôn bán nước ảo là một khái niệm không còn phải là quá mới ở trên thế giới, nó được biết đến như là sự trao đổi sản phẩm, hàng hóa (hàm lượng chứa nước ảo). Với thị trường hàng hóa, đặc biệt là lương thực, có một dòng nước ảo từ các nước xuất khẩu hàng hóa đến các nước nhập khẩu hàng hóa đó. Các quốc gia thiếu nước có thể nước nhập khẩu hàng hóa mà trong quá trình sản xuất yêu cầu nhiều nước hơn là sản xuất trong nội địa. Do đó có thể tiết kiệm nguồn nước để dùng cho các nhu cầu cần thiết khác (sẽ đem lợi ích hơn về mặt kinh tế và xã hội) mà không gây áp lực lên tài nguyên nước.
Theo PGS.TS Trần Thanh Xuân và nhóm cộng tác viên thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường: Lượng nước ảo còn là tổng lượng nước (dấu ấn nước) được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Dấu ấn nước gồm có ba thành phần chính là: Nước xanh lá, xanh lam và xám. Các tài liệu và số liệu sử dụng để tính toán lượng nước ảo bao gồm: Số liệu khí tượng tại 100 trạm phân bố theo 7 vùng kinh tế; Số liệu thống kê về dân sinh và sản lượng nông nghiệp được lấy theo tổng cục thống kê; Số liệu tiêu thụ nông sản được lấy từ USDA và Ngân hàng thế giới – Ban nông nghiệp và phát triển nông thôn; Số liệu về sử dụng phân bón được lấy theo Hiệp hội công nghiệp phân bón thế giới IFA.
Qua kết quả tính toán, lượng nước ảo trong sản xuất gạo của toàn quốc vào khoảng 101.350 triệu m3 và tập trung chủ yếu tại hai vùng chính là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Trong khi đó lượng nước ảo được sử dụng trong sản xuất ngô và cà phê lại chủ yếu tập trung ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Miền núi phía Bắc; với tổng lượng nước ảo khoảng 6.780 triệu m3 (ngô) và 9.080 triệu m3 (cà phê).
Phương pháp tính toán trên có thể được áp dụng cho các loại nông sản khác cũng như các loại sản phẩm từ chăn nuôi, công nghiệp và các dịch vụ khác. Dựa trên cơ sở tính toán nước ảo có thể phân tích lợi ích xuất nhập khẩu các sản phẩm của mỗi vùng trên cơ sở nước ảo. Đây sẽ là hướng tiếp cận mới cho vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước của Việt Nam.
Chúng ta có thể hiểu, nếu một quốc gia nhập khẩu lúa mì thay vì tự sản xuất thì quốc gia đó sẽ tiết kiệm được 1.300 m3 nước thật. Nếu quốc gia đó khan hiếm nước thì họ có thể dùng lượng nước "tiết kiệm" được do nhập khẩu lúa mì để dùng cho các mục đích khác cần thiết hơn. Chính vì vậy trao đổi nguồn nước ảo là một phương tiện có thể khắc phục tình trạng thiếu nước ở một số quốc gia. Việc buôn bán nước ảo có thể tạo ra sự cân bằng về tiêu dùng nước giữa các quốc gia.
Với Việt Nam, nhu cầu sử dụng nước của chúng ta ngày càng lớn trong khi nguồn nước của chúng ta không dồi dào, phụ thuộc tới hơn 60% từ các sông quốc tế. Chính vì thế, lý thuyết "nước ảo" có thể góp phần vào việc điều tiết nguồn nước ở tầm vĩ mô.
Mặt khác, nước ta là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo, lương thực dẫn đầu thế giới nghĩa là đã xuất đi một lượng nước rất lớn. Việc xuất khẩu đã giúp chúng ta thu được nguồn lợi lớn về kinh tế và góp phần không nhỏ cho việc ổn định an ninh lương thực thế giới. Vì thế, về lâu dài chúng ta cần có chiến lược xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết, nguồn nước theo từng loại cây trồng và từng vùng kinh tế.
Theo tính toán, cần đến 140 lít nước để làm ra một ly cà phê; đó là số lượng nước cần để tưới tiêu, sản xuất, đóng gói và vận chuyển hạt cà phê; nó tương đương với lượng nước mà một người ở Anh dùng cho sinh hoạt hàng ngày… Để làm ra một chiếc bánh hamburger phải tốn 2.400 lít nước từ việc trồng lúa mì, xay bột, làm nhân bánh, trồng rau... Để có 1 kg thịt bò, phải cần 15.340 lít nước; bởi trong 3 năm nuôi một con bò cho 200kg thịt, nó đã ăn 1.300kg ngũ cốc (lúa mì, bắp, đậu nành, lúa mạch...) và 7.200kg cỏ; để sản xuất lượng ngũ cốc và cỏ đó phải cần đến ba triệu lít nước; lại còn cần thêm 24.000 lít nước cho con bò uống và 7.000 lít cho các hoạt động chăm sóc khác…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…