Môi trường » Nước
Nhân Ngày Nước thế giới 22/3: Cần giải quyết triệt để vấn đề nước sinh hoạt ở các điểm tái định cư thủy điện
(07:50:03 AM 19/03/2014)Tuy nhiên, nước sản xuất và nước sinh hoạt vẫn là những vấn đề mà đa số người dân sống tại các bản tái định cư lo lắng bấy lâu nay.
Một khu tái định cư - Ảnh minh hoạ IE
Cứ hai ngày một lần vào sáng sớm, chị Hoàng Thị Hương, dân tộc Khơ Mú ở bản tái định cư Sài Lương (xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, Lai Châu) lại đi một quãng đường dài dọc theo đường ống dẫn nước từ nhà lên bể chứa chung để kiểm tra. Tại đây, những đường ống nước ngoằn ngoèo vắt ngang qua hàng loạt ruộng bậc thang khô hạn. Trong số đó, nhiều đường ống còn mới tinh và không ít loại đã mục nát theo thời gian. Do sợ trâu bò đi lại dẫm đạp lên đường dẫn nước gây gãy, đứt nên chị Hương phải đi kiểm tra thường xuyên. Gia đình chị cũng phải tự đầu tư tiền triệu mỗi năm mua ống dẫn nước về nhà để chủ động hơn cho sinh hoạt. Chị Hoàng Thị Hương cho biết, trước đây ở bản cũ, cạnh suối Nậm Mu (vị trí bản cũ trước khi di dân tái định cư) thì chẳng bao giờ thiếu nước. Nhưng về nơi ở mới thì thiếu đủ mọi bề, thiếu nước sinh hoạt và cả nước sản xuất. Theo chị Hương, trong bản tái định cư Sài Lương này, hầu như nhà nào cũng mất tiền để mua ống dẫn nước.
Là một trong những hộ đã đầu tư từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi năm để mua đường ống dẫn nước về bể tại nhà nhưng không mấy hiệu quả, ông Hoàng Văn Đón – Trưởng bản tái định cư Sài Lương cho biết, bản này có 8 bể chứa nước nhưng nước trong bể thường xuyên không có do tắc đường ống. Hệ thống nước sinh hoạt, mương thủy lợi không có khả năng đưa nước về. Hộ nào có điều kiện thì tự đầu tư ống nước dẫn về để phục vụ sinh hoạt gia đình. “Đường ống nước có vấn đề, xây dựng lắp đặt không đảm bảo, mong Nhà nước xem lại cho người dân chúng tôi”, Trưởng bản Hoàng Văn Đón kiến nghị.
Cách bản Sài Lương không xa là bản tái định cư Tà Mít. Việc thiếu nước sản xuất gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Hiện cả bản chỉ tận dụng được một số ít hécta đất để làm lúa 1 vụ, số còn lại không thể cày cấy được bởi lẽ không có đủ nước. Ông Hoàng Văn Hặc, Trưởng bản Tà Mít cho biết: Huyện đang cho xây kênh mương nhưng khả năng đưa nước về là rất ít vì mương nước này cách xa nơi chúng tôi sống.
Ngay tại bản Tân Muôn, một bản tái định cư nằm cận kề trung tâm thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu), tình trạng thiếu và không có nước sinh hoạt vẫn diễn ra thường xuyên. Trưởng bản Hoàng Văn Báo cho biết, cả bản có gần 120 hộ với trên 640 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Đã nhiều tháng nay, nhiều hộ dân phía trên điểm tái định cư không đủ nước sinh hoạt và hầu như là không có nước dùng, mặc dù chủ đầu tư đã xây dựng hệ thống dẫn nước từ khe núi vào bể chứa. Nước không đến được tận nhà, ống dẫn nước thì bị hư hỏng, một số hộ đã phải tự đầu tư mua đường ống xong cũng không ăn thua.
Đã thành thông lệ, cứ đến khoảng thời gian này là gia đình anh Lò Văn È, ở bản tái định cư Tân Muôn (thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) lại rục rịch chuẩn bị một khoản tiền để mua sắm đường ống nước. Trong khi đời sống bà con tái định cư còn nghèo, thu nhập chưa ổn định bởi chuyển về nơi ở mới chưa lâu, giờ đây lại mất thêm tiền để tự mua ống dẫn nước về nhà khiến họ càng khó khăn để xoay sở. Anh Lò Văn È nói: người dân rất cần Nhà nước cho sửa lại bể và hệ thống dẫn nước. Gia đình tôi không có nhiều tiền nhưng mỗi năm vẫn phải mất tiền triệu để mua ống dẫn nước từ bể về.
Nói đến vấn đề thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Uyên, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án xây dựng cơ bản và Hỗ trợ bồi thường di dân tái định cư huyện Tân Uyên cho rằng, ngoài lý do công trình nước đầu mối bị cát sỏi bồi lấp theo thời gian, cửa lấy nước bị thu hẹp làm giảm lượng nước dẫn về bể thì phần nữa là do ý thức người dân. Điều này dẫn đến việc làm hư hỏng nặng các van khóa nước, kênh bị vỡ, đường ống bị chặt phá..., bể không thể tích nước được. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tham mưu với huyện, sớm khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt ở một số điểm, bản tái định cư.
Người dân các bản tái định cư cho rằng đường ống nước “có vấn đề”, xây dựng lắp đặt không đảm bảo. Về phía nhà đầu tư thi công lại đổ lỗi cho ý thức bảo vệ tài sản công của người dân. Thực tế, đầu mối lấy nước nằm cách xa các hộ được thụ hưởng nên đường ống quá dài, đi qua nhiều địa hình phức tạp, làm cho việc quản lý bảo vệ hết sức khó khăn.
Ông Hoàng Văn Hặc – Trưởng bản tái định cư Tà Mít (xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên) đề xuất: các đầu mối cấp nước nên nằm khu vực dân cư để thuận lợi trong quản lý bảo vệ. Hơn nữa, cũng cần giao trách nhiệm cụ thể cho từng người, từng gia đình để trông coi hệ thống cấp nước.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhân Ngày Nước thế giới 22/3: Cần giải quyết triệt để vấn đề nước sinh hoạt ở các điểm tái định cư thủy điện
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…