»

Thứ hai, 24/02/2025, 05:13:12 AM (GMT+7)

Nhật Bản: Hơn 1.000 tấn nước nhiễm xạ đổ ra biển

(17:50:25 PM 17/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Công ty điện lực Tokyo Nhật Bản (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Phư-cư-si-ma), ngày 17/9 cho biết đã đổ ra Thái Bình Dương tổng cộng 1.130 tấn nước mưa đọng lại tại nhà máy này trong ngày 16/9 sau một cơn bão.

Ảnh minh họa IE
 

Theo TEPCO, lượng nước mưa trên đã tích lại bên trong khu vực rào chắn được dựng lên xung quanh các bể chứa nước bị nhiễm phóng xạ của nhà máy, tuy nhiên nồng độ phóng xạ trong nguồn nước mưa này dưới ngưỡng cho phép, có thể thải vào biển.


TEPCO cho biết các tường rào dựng lên nhằm ngăn chặn khả năng nước nhiễm phóng xạ bị rò rỉ từ các bể chứa thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi cơn bão tràn đến, lượng nước mưa ở bên trong các rào chắn có nguy cơ tràn ngược trở vào các bể chứa nước nhiễm phóng xạ. Để giải quyết tình trạng đó, TEPCO đã cho xả lượng nước mưa ra ngoài bằng cách cho mở một số van được gắn trên tường chắn. TEPCO khẳng định lượng nước được thải ra có nồng độ phóng xạ̣ cao nhất chỉ là 24 becquerel/1 lít, thấp hơn mức cho phép 30 becquerel/1 lít. TEPCO cũng cam kết khi phát hiện lượng nước có nồng độ phóng xạ sát hoặc vượt quá ngưỡng cho phép, công ty sẽ lưu lại trong các bể chứa thay vì xả ra ngoài.


Kể từ khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại trong thảm họa kép động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011, đến nay một lượng lớn các bể chứa nước nhiễm phóng xạ đã được dựng lên và con số này tiếp tục tăng lên khi hàng ngày vẫn cần phải sử dụng nước để làm mát các lò phản ứng hạt nhân đã bị tan chảy.


Theo kế hoạch, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Sin-dô A-bê) ngày 19/9 sẽ thăm nhà máy này nhằm kiểm tra công tác xử lý nguồn nước bị nhiễm phóng xạ.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhật Bản: Hơn 1.000 tấn nước nhiễm xạ đổ ra biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI