»

Thứ tư, 22/01/2025, 23:56:29 PM (GMT+7)

Nam Định: Công ty CP dệt may Sơn Nam xả nước thải độc hại ra môi trường

(21:24:37 PM 24/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngay trên địa bàn thành phố Nam Định (vừa được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh), Công ty CP dệt may Sơn Nam (Sonatex)- một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, giặt tẩy khăn mặt ngang nhiên xả trực tiếp nước thải độc hại không qua xử lý ra môi trường cả chục năm nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân, mà vẫn chưa bị xử lý triệt để. UBND tỉnh Nam Định và các ngành chức năng địa phương đã phạt công ty này tới 2 lần, song chỉ phạt rồi cho tồn tại, gây bức xúc dư luận.

Công ty CP dệt may Sơn Nam  xả nước thải độc hại ra môi trường



Cuối năm 2011,  TTXVN đã đưa tin việc Công ty CP dệt may Sơn Nam (Sonatex), có địa chỉ tại số 63 đường Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định), do ông Nguyễn Thế Minh làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, bị phạt nhiều triệu đồng vì xả nước thải độc hại ra môi trường. Tuy nhiên, sau đó, công ty này vẫn thách thức dư luận khi tiếp tục xả nước thải không qua xử lý ra con kênh lộ thiên nằm trong khu dân cư (tổ 19 và 31, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định), gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Điều đáng chú ý là con kênh này chảy ra sông Đào, nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả thành phố Nam Định. Mới đây nhất, vào tháng 10/2012, Sonatex tiếp tục bị phạt hành chính nhưng sau khi nộp phạt thì mọi việc vẫn đâu vào đấy, nước thải độc hại vẫn được đưa trực tiếp ra môi trường mà nạn nhân trực tiếp là những người dân địa phương.



Theo người dân sinh sống tại tổ dân phố 19 và 31, phường Năng Tĩnh, hơn chục năm trước, Sonatex di chuyển nhà máy tới địa chỉ số 63 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Trần Quang Khải để sản xuất nhưng từ thời điểm đó tới nay ngày nào công ty cũng xả nước thải (chất tẩy nhuộm) độc hại chưa qua xử lý ra kênh lộ thiên nằm giữa khu dân cư. Người dân địa phương đã nhiều lần gửi đơn "cầu cứu" tới chính quyền các cấp, các ngành chức năng đề nghị giải quyết. Nhưng phải tới khi có tờ trình đề nghị xử phạt của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Nam Định, ngày 8/11/2011 UBND tỉnh Nam Định mới ra quyết định xử phạt hành chính 75 triệu đồng đối với Sonatex về hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước từ 50-500 m3/ngày (24 giờ); đồng thời buộc Sonatex thực hiện các biện pháp khắc phục đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, dù chấp hành hình thức xử phạt nhưng công ty này vẫn không có biện pháp xử lý nước thải mà vẫn ngang nhiên xả thải như trước, khiến người dân địa phương phải hứng chịu mùi hôi thối từ chất giặt tẩy khăn mặt thải ra kênh.


Theo kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, các chất độc hại như BOD5, COD, tổng chất rắn lửng lơ đều vượt từ 50 đến 150 lần so với qui chuẩn Việt Nam; các chất dầu mỡ khoáng, Clo dư, đồng, sắt vượt từ 2 đến 5 lần; độ mầu vượt 150 lần. Trước hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường của Sonatex, Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về Môi trường (Bộ Công an) ngày 5/10/2012 đã ra quyết định xử phạt hành chính 50 triệu đồng đối với công ty này (có áp dụng tình tiết tăng nặng do tái phạm).



Để tìm hiểu nguyên nhân tiếp tục xả thải sau hai lần bị phạt, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Thế Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sonatex. Ông Minh thừa nhận việc xả nước thải là sai, song ông đổ lỗi một phần cho công ty đấu thấu xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Sonatex. Ông cho biết: Cách đây 2 năm, công ty đầu tư xây dựng hệ thống xử lý với kinh phí 3,5 tỷ đồng, nhà thầu là công ty Môi trường Việt. Song, do bộ phận xử lý vi sinh của hệ thống chưa đạt chuẩn, nên chúng tôi chưa được bàn giao".



Có mặt tại "hiện trường" từ 6giờ15 phút ngày 24/1, phóng viên đã chứng kiến nước thải mầu hung, nâu chảy ồ ạt ra kênh từ cống xả của Sonatex. Nước thải nóng tới 50-60 độ C nên bốc khói mù mịt, mùi hôi thối rất khó chịu. Ông Trần Xuân Cung (75 tuổi), trú tại số nhà 27B/49 đường Nguyễn Văn Trỗi, cho biết: Chục năm nay, ngày nào Sonatex cũng xả nước thải độc hại, chủ yếu là chất tẩy, nhuộm, ra kênh. Tần suất xả 4 lần mỗi ngày, vào sáng, trưa, chiều tối và cả đêm. Chúng tôi phải hứng chịu mùi hôi thối, không khí ngột ngạt nhiều năm nay. Bà con đã nhiều làm đơn kiến nghị tới các cấp có thẩm quyền nhưng công ty này chỉ bị phạt rồi đầu lại vào đấy. Đề nghị UBND tỉnh phải có biện pháp xử lý hữu hiệu và triệt để".



Điều dư luận quan tâm hiện nay là Sonatex xả thải nước thải độc hại ra môi trường trong 10 năm nay, bị phạt 2 lần nhưng vẫn chưa bị các cấp có thẩm quyền tỉnh Nam Định xử lý triệt để, trong bối cảnh tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng này đang nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng sử dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng gắn với bảo vệ môi trường. Phải thừa nhận, Sonatex là một trong số ít doanh nghiệp đóng góp lớn cho kinh tế của tỉnh Nam Định. Công ty này nộp ngân sách hơn 10 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho hơn 11.00 lao động địa phương. Được biết, Sonatex là 1 trong 1000 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất cả nước năm 2012. Tuy nhiên, không thể để xảy ra tình trạng, doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất mà "quên" đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nguyễn Trường (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nam Định: Công ty CP dệt may Sơn Nam xả nước thải độc hại ra môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI