Môi trường » Nước
Mưa lớn, nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi tại Điện Biên bị hư hỏng
(08:25:12 AM 01/06/2012)
Ảnh minh họa
Trận mưa đêm 29 rạng sáng 30/5 đã làm lụt cục bộ tại xã Xá Nhè (trụ sở xã cũ, huyện Tủa Chùa). Mực nước ngập trên 1m làm tê liệt giao thông từ xã Mường Báng đi Mường Đun và từ Mường Báng sang xã Phình Giàng (huyện Tuần Giáo). Tuyến đường ô tô đi từ Xá Nhè sang xã Tủa Thàng đã bị tắc hoàn toàn do hàng trăm m3 đất đá sạt lở vùi lấp. Mưa lũ cũng làm đầu mối thuỷ lợi Phai Én (xã Mường Đun) bị cuốn trôi, không thể cung cấp nước tưới cho diện tích lúa vụ Đông - Xuân trên địa bàn.
Trên tuyến Quốc lộ 6 đoạn từ huyện Tuần Giáo đi thị xã Mường Lay, trận mưa từ ngày 28-31/5 đã làm sụt lở nhiều vị trí gây ách tắc, cản trở giao thông. Cụ thể tại km426 500 trên chiều dài 30m, đất sụt đã bao trùm toàn bộ nền đường với chiều cao tới 2,5m. Tại km 426 800 đất đá sạt lở trên chiều dài 25m cao tới 2m. Bởi vậy, các đoạn đường này, giao thông đã bị tắc từ đêm 29 đến 30/5 vẫn chưa thể thông được. Nhiều vị trí khác trên tuyến đường này cũng đã xảy ra tình trạng sụt lở ách tắc khiến các phương tiện giao thông không thể qua lại. Tại huyện Điện Biên, một số tuyến đường liên xã cùng bị sạt lở, lũ cuốn trôi hàng chục mét đường, ngầm qua suối khiến các phương tiện giao thông không thể qua lại.
Ông Nguyễn Văn Định, Chánh văn phòng thường trực Phòng chống lụt bão tỉnh Điện Biên cho biết: hiện nay Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương đã chỉ đạo các xã tăng cường kiểm tra nắm bắt tình hình, kịp thời báo cáo theo qui định, đồng thời triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả. Ngành Giao thông - Vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ tập trung huy động nhân lực, máy móc thiết bị khẩn trương thông đường trong thời gian sớm nhất để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện qua lại, đặc biệt để phục vụ kỳ thi tuyển sinh năm 2012. Cho đến thời điểm này, một số đoạn đường sạt lở đã tạm thông, tuy nhiên để khắc phục hoàn toàn, đảm bảo an toàn giao thông sẽ còn mất khá nhiều thời gian nữa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…