»

Thứ năm, 23/01/2025, 04:04:22 AM (GMT+7)

Lý Sơn có kè nhưng dân vẫn không vui

(17:09:33 PM 07/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Đầu năm 2009, một tuyến kè chắn sóng được xây dựng phía đông nam đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), với tổng chiều dài trên 5.000 mét, chạy từ cầu cảng xuống vũng neo trú tàu thuyền xã An Hải. Công trình có vốn đầu tư gần 200 tỉ đồng.

 Lý[-]Sơn[-]có[-]kè[-]nhưng[-]dân[-]vẫn[-]không[-]vui

Người dân phải thường xuyên lội trong rác thải để đi đến được tuyến kè đông nam.

 

Đây được xem là công trình quy mô, quan trọng đối với chính quyền và người dân huyện đảo. Tuy nhiên, từ khi bàn giao đưa vào sử dụng đến nay, tuyến kè này bộc lộ nhiều nhược điểm, hạn chế cần sớm khắc phục.

Sau 5 năm khởi công xây dựng, tháng 6.2013, tuyến kè chắn sóng đông nam đảo Lý Sơn hoàn thành và đưa vào sử dụng. Thay vì vui mừng vì có tuyến kè chắn sóng biển chống sạt lở ven đảo thì người dân lại không vui bởi thiết kế vị trí hệ thống cống thoát nước của tuyến kè không phù hợp với điều kiện thực tế.

Nguyên nhân khi thiết kế, chủ đầu tư đã không tính đến độ lên xuống của mực nước thủy triều, vì vậy hàng chục cống thoát nước có nhiệm vụ tiêu thoát nước úng từ đảo ra biển, thì nay lại trở thành cống dẫn nước từ biển vào, gây nên cảnh ngập úng cục bộ. Nhiều giếng nước và diện tích cây trồng của người dân bị ảnh hưởng do nhiễm mặn bởi nước biển, một việc chưa từng có từ trước đến nay.

Ông Lê Phú Cường (thôn Đông An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi) chia sẻ: “Nước biển lùa vô trong khu dân cư, mang rác thải, xác súc vật gây ô nhiễm, thứ nữa nó làm tắc ứ nước trong mùa lụt do không tiêu thoát kịp. Quan trọng hơn bờ kè đã trực tiếp làm nhiễm mặn các giếng nước ở trong khu dân cư cũng như hoa màu, gây khó khăn cho đời sống người dân”. Bà Lê Thị Cúc (thôn Đông An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cũng bức xúc: “Lúc thi công, tôi đã có tham gia ý kiến với xã, thi công làm sao cho phù hợp, thế nhưng bây giờ chúng tôi phải “dở khóc, dở cười”.

Phần lớn cống thoát nước của tuyến kè này đều nằm dưới mực nước biển từ 1-1,5 mét, nên khi thủy triều nước lớn, nước biển tràn vào theo hệ thống cống thoát nước của công trình, lôi theo rác thải, ứ đọng nhiều ngày đã làm hàng trăm hộ dân phải sống trong cảnh hôi thối. Người dân và cử tri trong huyện đã có nhiều kiến nghị gửi các ngành liên quan đề nghị sớm điều chỉnh, chính quyền địa phương đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư là Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi cần sớm khắc phục để người dân ổn định cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên những kiến nghị này không được đoái hoài, đáp ứng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Bút - Chủ tịch UBND xã An Vĩnh, Lý Sơn - cho biết: “Hiện nay toàn bộ nước mặn đưa vào trong và rác thải gây ô nhiễm môi trường, nhiễm mặn, ảnh hưởng đến sản xuất. Đơn vị thi công lợi dụng múc đất cát tạo ra nhiều hố sâu, tồn đọng nước ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân. Qua các lần tiếp xúc cử tri HĐND các cấp, cử tri và địa phương kiến nghị và có nhiều tờ trình đề nghị chủ đầu tư cần sớm khắc phục để nhân dân ổn định cuộc sống”.      

Hữu Danh (Báo Lao Động)
Từ khóa liên quan: Lý Sơn, có kè, nhưng, dân, vẫn, không vui
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lý Sơn có kè nhưng dân vẫn không vui

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI