»

Thứ năm, 23/01/2025, 05:58:22 AM (GMT+7)

Kiên Giang: Thiếu nước ngọt sinh hoạt nghiêm trọng

(07:24:03 AM 04/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Kiên Giang đang vào giai đoạn cao điểm của mùa khô hạn, thời tiết oi bức, nắng nóng kéo dài, nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về vùng đồng bằng sông Cửu Long yếu và thấp hơn mức trung bình hàng năm dẫn đến nhiễm mặn sâu, thiếu nước ngọt sinh hoạt nghiêm trọng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh hiện nay.


Kiên Giang: Nước mặn xâm nhập sâu - Đô thị thiếu nước nghiêm trọng



Tại thành phố Rạch Giá, nước mặn theo các sông vào sâu trong nội đồng hàng chục cây số và khoảng 10 ngày qua, nguồn nước ngọt phục vụ cho hoạt động của Nhà máy nước Rạch Giá đã bị nhiễm mặn. Ông Nguyễn Huỳnh Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH cấp thoát nước Kiên Giang cho biết: Nhà máy không lấy được nước ngọt hơn 1 tuần nay. Trong khi đó, 2 hồ trữ nước ở phường Vĩnh Thông và Mạc Cửu tổng thể tích 560.000 m³, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Rạch Giá và một số xã lân cận của huyện Hòn Đất, lượng nước chỉ còn khoảng 60%, đủ để cung cấp cho người dân sử dụng trên dưới 10 ngày. Trước nguy cơ thiếu nước này, từ ngày 1/4, công ty thực hiện cắt giảm 30% công suất và cấp nước luân phiên theo từng khu vực kết hợp vận động hộ dân chủ động trữ nước, sử dụng tiết kiệm nhằm đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân . Đến ngày 10/4, nếu xâm nhiễm mặn tiếp tục xấu đi, không lấy được nước ngọt sẽ cắt giảm 50% công suất, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt sử dụng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, công ty kiểm soát chặt chẽ nguồn nước trên sông 24/24h để khi có nước ngọt đổ về tập trung công suất bơm vào hồ chứa, đ ồng thời lắp đặt thêm những trạm bơm giếng và nước ngầm bổ sung vào hệ thống cấp nước.

Đối với các huyện ven biển như: An Minh, An Biên, Kiên Lương, Hòn Đất và thị xã Hà Tiên, tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt càng trở nên căng thẳng hơn. Ở địa bàn một số xã của huyện An Minh và An Biên, nước dưới sông, kênh rạch gần như cạn kiệt đến đáy không những gây thiếu nước mà còn gây khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của cư dân. Điển hình như trên tuyến đê quốc phòng thuộc ấp Ngọc Thuận, xã Đông Hưng A, huyện An Minh hơn 300 hộ dân sinh sống hàng ngày mõi mòn chờ ghe vận chuyển nước ngọt đến để mua sử dụng, dù giá đổi nước hơn 50.000 đồng/m³. Chị Trần Thị Tím, ấp Ngọc Thuận, xã Đông Hưng A (An Minh) cho biết: “Không riêng gì gia đình tôi, hàng trăm hộ dân sinh sống ở đây đang trông mưa từng ngày để có nước sử dụng. Dù giá đổi nước hơn 50.000 đồng/m³ nhưng vẫn không có ghe vận chuyển tới do nước ròng xuống, sông cạn kiệt xuồng ghe đi không được”.

Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt cho hộ dân vùng nông thôn sâu, vùng ven biển trên địa bàn Kiên Giang đang là “bài toán khó” chưa tìm ra đáp số. Nhiều hộ gia đình khoang giếng nước ngầm, đóng cây nước sử dụng nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn là bị nhiễm mặn. Ngoài ra, bà con còn xây hồ, mua sắm lu, kiệu để trữ nước mưa sử dụng nhưng vẫn không đủ. Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt gần như còn ở giai đoạn “lập dự án”, chưa biết khi nào triển khai thực hiện nên nước sinh hoạt hàng ngày của người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa, nước ao hồ, sông rạch.

Toàn tỉnh Kiên Giang hiện còn khoảng 25% hộ dân chưa có nước sạch hợp vệ sinh để sử dụng, phần lớn tập trung ở các xã ven biển của huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất và hải đảo. Ông Đào Thanh Hoá, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Đến năm 2015, Kiên Giang phấn đấu đạt 85% số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 40% nước sạch. Hiện nay, tỉnh đang khảo sát thiết kế, tập trung đầu tư ở những nơi đặc bịêt khó khăn về nước, trước mắt là xây dựng 2 nhà máy nước cho các xã ven biển ở hai huyện An Minh và An Biên. Cụ thể là từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới đầu tư dự án công trình nhà máy nước Thuận Hòa dẫn xuống Xẻo Nhàu, Đông Hưng B (An Minh) và dự án nước phục vụ cho 4 xã là Đông Hưng A, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây và Vân Khánh (An Biên). Dự kiến đến năm 2015, 2 nhà máy nước này hoàn thành đưa vào hoạt động sẽ cung cấp nước sạch sinh hoạt cho khoảng 4.000 hộ, với hơn 10.000 dân, cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu nước sử dụng trong mùa khô ở các xã ven biển huyện An Minh và An Biên.

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiên Giang: Thiếu nước ngọt sinh hoạt nghiêm trọng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI