»

Thứ hai, 20/01/2025, 15:49:25 PM (GMT+7)

Kiên Giang: Lượng nước dự trữ chỉ đủ cấp cho các bệnh viện

(08:13:01 AM 15/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Đến sáng 14/7, toàn bộ hệ thống đường ống trên địa bàn thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) của Công ty Trách nhiệm hữa hạn Một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang đã ngừng cung cấp nước hoàn toàn. Người dân phải dùng tất cả các vận dụng có thể chứa được để lấy nước tại các xe bồn hoặc hứng nước mưa.

[-]Kiên[-]Giang:[-]Lượng[-]nước[-]dự[-]trữ[-]chỉ[-]đủ[-]cấp[-]cho[-]các[-]bệnh[-]viện

 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn cấp thoát nước Kiên Giang cho biết: Từ ngày 11/7, Công ty đã phải cắt giảm 50% công suất cấp nước (từ 50.000 m3/ngày xuống còn 25.000 m3/ngày). Tuy nhiên, đến 21 giờ ngày 13/7, Công ty đã buộc phải ngưng cấp nước ở những điểm cuối cùng tại khu vực phường Vĩnh Lạc và Rạch Sỏi. Lượng nước dự trữ còn lại chỉ dùng để cung cấp cho các bệnh viện hoạt động. Đối với các hộ dân, Công ty chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu nấu ăn và uống thông qua 14 xe bồn liên tục chở nước đi dọc tuyến đường trên địa bàn thành phố. Cách này cũng chỉ đáp ứng nhu cầu nước của người dân trong vòng 10 đến 15 ngày tới. 

 

Tình hình thiếu nước tại thành phố Rạch Giá đang rất trầm trọng. Vài ngày tới người dân thậm chí không có nước để uống chứ chưa nói đến các nhu cầu sinh hoạt khác. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có giải pháp nào có tính khả thi cao. Tại cuộc họp liên ngành khẩn ngày 13/7 do UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức, phương án được cho là hữu hiệu nhất là thuê xà lan chở nước ngọt về bổ sung vào các hồ nước nhưng khi triển khai phương án này lại vướng rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Hữu Hoài Phương cho biết: Công ty mới liên hệ được với chủ của một chiếc xà lan. Một chiếc xà lan mỗi ngày chỉ chạy được một chuyến với khối lượng khoảng 1.000 m3 nước thì cũng không đáp ứng được bao nhiêu. Hiện Công ty đang ráo riết tìm thêm các phương tiện, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh để tìm kiếm phương án tối ưu nhất. 

 

Giải pháp cấp bách bổ sung nguồn nước ngọt vẫn đang bỏ ngỏ,... Dọc các tuyến đường trên địa bàn thành phố Rạch Giá hình ảnh phổ biến là nhiều người dân xuôi ngược với những xô chậu, can đựng nước. Ngoài những vật dụng có sẵn trong nhà, người dân phải đi mua thêm nhiều vật dụng khác để chứa nước. Tại các cửa hàng chuyên bán bình chứa nước và các cửa hàng đồ nhựa ở khu vực đường Trần Phú và chợ 30/4 cảnh tượng mua bán các loại bình chứa, xô, chậu đựng nước diễn ra tấp nập. Chị Huỳnh Kim Anh, chủ một cửa hàng đồ nhựa ở chợ 30/4 cho biết: Hai ngày gần đây người dân đến cửa hàng mua đồ rất nhiều. Họ chủ yếu mua các loại xô lớn để hứng nước mưa và các can nhựa loại 50 lít để khi chở khỏi bị đổ nước ra ngoài. 

 

Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 14/7, trên địa bàn thành phố Rạch Giá có một cơn mưa tương đối lớn, các gia đình tận dụng tất cả các vật dụng từ lu, xô, chậu, bình… để hứng nước. 

 

Người dân Rạch Giá đang phải chắt chiu từng giọt nước sạch để sử dụng cho ăn uống, những gia đình có giếng nước khoan thì cùng nhau san sẻ để sử dụng cho những nhu cầu sinh hoạt khác..

 

Bùi Trường Giang
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiên Giang: Lượng nước dự trữ chỉ đủ cấp cho các bệnh viện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI