Môi trường » Nước
Hoang mang tiếng sông “nuốt” làng
(21:06:46 PM 29/06/2011)“Bờ xôi ruộng mật” đã nằm giữa sông!
Phía dọc sông là thấp thoáng những ngôi làng, chiều nào người dân đổ ra đứng nhìn bờ sông sạt lở mà than vãn. Tôi tìm đến ngôi nhà ngói cũ nát của gia đình bà Trương Thị Kham (người dân tộc Thổ). Ngôi nhà chỉ cách bờ sông chừng hơn 10 mét, gió sông thổi mát lồng lộng, nghe được cả tiếng sóng vỗ vọng vào. Bà Kham buồn bã nói: "Tính từ bờ ra khoảng 100 mét là cánh đồng “bờ xôi ruộng mật”, có cây thị cao lớn, bãi tắm, vậy mà giờ đều nằm giữa sông. Gia đình tôi chỉ có 5 sào đất canh tác trồng lúa ngô ngoài bãi để sinh sống nay đều đã trôi sông, đất ngụ cư khoảng 3 sào bị lấn, giờ còn mỗi ngôi nhà rách để trú ngụ, sông cũng không buông tha. Đêm nghe tiếng nước réo, đất lở mà nóng hết gan ruột, anh coi nó lở như ri thì năm tới nhà tui sẽ mất nhà, không biết đi mô vê mô khi mà cuộc sống vẫn chưa đủ ăn chứ chưa nói chuyện lấy tiền mua nhà".
Gia đình chị Đức cũng cám cảnh không kém: Chồng chết sớm bỏ mặc đàn con thơ dại, trong ngôi nhà cũ ven sông đã bao đêm những đứa con khóc thét lên vì mỗi lần nghe tiếng động lở đất. Chị chỉ biết ôm con vào lòng, nước mắt đầm đìa mà cầu khấn thủy thần đừng “nuốt” mất căn nhà bé nhỏ. Trong đêm mưa ấy, sáng thức giấc chị kinh ngạc vì sóng nước đã vỗ trước thềm nhà. Những vết lở lói của thủy thần như nhe nanh đang gầm ghè chuẩn bị nuốt chửng ngôi nhà xuống sông. Tay xách nách mang, chị bồng con khẩn trương vào làng, rồi quay lại lấy mấy vật dụng cần thiết. Sáng đó ngôi nhà nhỏ thân yêu của chị Đức đã bị dòng sông Dinh xoá đi dấu tích.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Xóm trưởng Tân Mùng cho biết: Sạt lở ở bờ sông Dinh thì Tân Mùng hứng chịu nặng nhất: Xóm có 123 hộ dân (chiếm 65% dân tộc Thổ), cuộc sống đang rất khó khăn. Trong đó có trên 70 hộ dân ở ven sông đang nằm trong tình trạng cảnh báo. Cả xóm Tân Mùng có 50 ha đất canh tác nông nghiệp chủ yếu trồng ngô, lạc, mía thì 5 năm nay sông đã lấn mất hơn 25 ha. Có nghĩa là lấn mất một nửa diện tích đất canh tác, chưa kể là lấn mất hàng chục ha đất thổ cư. Thiếu đất, cuộc sống của người dân càng trở nên khốn đốn, nhiều người đã phải phiêu bạt làm thuê tứ tán, hoặc đi làm ở các mỏ đá ...
Ngoài thiệt hại của nhân dân, hiện sông sông Dinh đã xoá sổ con đường cũ 532 dài hơn 2 km. Điều đặc biệt nguy hiểm con đường mới 532 vừa làm xong cũng cách bờ sông chừng hơn 20 m, trụ sở UBND xã vừa xây dựng mới cũng chỉ cách bờ sông trên 50 m. Nếu không được kè bờ sông thì chỉ trong vài năm nữa các làng mạc ven bãi bồi đều bị sông “nuốt” và ngay trung tâm xã cũng chẳng còn, vì tốc độ sạt lở rất nhanh, mỗi năm sông tiến vào bờ từ 7-10 mét. Giải pháp của xã là huy động bà con nhân dân trồng tre, đóng cọc tre, thậm chí kè đá một số nơi nhưng đều như muối bỏ biển vì chỉ một trận mưa tất cả lại trôi xuống sông.
Theo ông Ngư thì nguyên nhân gây sạt lở là do dòng sông thay đổi dòng chảy, tất cả đều do sự tác động của con người. Sông Dinh bắt nguồn từ nước bạn Lào chảy qua các xã Châu Tiến, Châu Hồng... sau đó mới về đến Tam Hợp rồi đổ về sông Hiếu. Lâu nay dòng sông hiền hoà, êm ả, nhưng dăm năm gần đây rộ lên nạn khai thác quặng thiếc, rừng đầu nguồn bị chặt phá, cây lấy gỗ bị người ta chặt vô tội vạ để chống hầm lò. Núi rừng bị đào bới tan hoang để lấy thiếc trở nên trơ trọc, mưa lớn nước cứ thế xối xả chảy về khiến lưu lượng nước quá lớn khiến cho dòng sông đổi dòng gây nên sạt lở.
Điều đáng lo ngại là hiện tượng sạt lở cũng đang nghiêm trọng tại các xã Châu Cường, Châu Đình ... Dòng sông cuốn đi đất đai hoa màu, làm hư hỏng cầu cống, đập tràn ...
Thiết nghĩ, đã đến lúc cấp uỷ, chính quyền huyện Quỳ Hợp cần có biện pháp mạnh hơn nữa để nhanh chóng giảm thiểu nạn khai thác thiếc thổ phỉ tràn lan, để cho những cánh rừng thêm xanh điều tiết được lượng nước khi mưa lớn, có như thế cuối hạ nguồn sông Dinh mới tránh được tại họa sạt lở.
Bây giờ đang đầu mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ngầu đỏ, dòng sông Dinh quằn quại đổi dòng, phình ra như con trăn khổng lồ đang nuốt mồi. Lưỡi nước lên nhanh liếm loang loáng. Người dân lại nghe “điệp khúc” tiếng đất lở thi nhau rền rã. Đất canh tác với những đậu, lạc, vừng ... lại bị nuốt chửng rồi đẩy tuồn tuột ra biển đông.
Thượng nguồn sông Dinh đang kêu cứu!
Văn Trường - Duy Thảo
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)