Môi trường » Nước
Hóa chất độc hại tấp vào biển Cần Giờ
(08:03:16 AM 11/12/2013)Khoảng 50 thùng phuy hóa chất được bảo quản tại trạm biên phòng Đồng Hòa (đồn biên phòng Long Hòa, Cần Giờ) - Ảnh: Ngọc Hà
Phòng Tài nguyên - môi trường (TN-MT) huyện Cần Giờ vừa có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị liên quan khuyến cáo người dân sống ven biển và các hộ nuôi trồng thủy sản phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc công an nếu phát hiện các thùng đựng hóa chất độc hại trên biển.
Không được mở nắp, khui thùng
Phòng TN-MT huyện Cần Giờ đã cảnh báo người dân như vậy để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cơ quan này cho biết sau khi tàu Heung - A Dragon (quốc tịch Hàn Quốc) bị tai nạn trên biển Vũng Tàu thì trên biển Cần Giờ xuất hiện các container, thùng phuy chứa hóa chất độc hại trôi dạt.
Hiện tại, trạm biên phòng Đồng Hòa (thuộc đồn biên phòng Long Hòa, Cần Giờ) đang bảo quản khoảng 50 thùng phuy đựng hóa chất sodium cyanide, loại thùng hình trụ, cao khoảng 60cm, đường kính 40cm. Các khóa phuy vẫn còn nguyên, màu sơn xám phía ngoài các thùng bị bong tróc gần hết. Trên một số thùng vẫn còn nguyên thông tin bên ngoài cho thấy mỗi thùng đựng 50kg hóa chất và có biểu tượng nguy hiểm chết người. Chỉ một thùng bị mất nắp, lộ ra phía dưới lớp bao nilông là những viên hóa chất tròn màu trắng. Chỉ huy đồn biên phòng Long Hòa cho biết những thùng phuy đựng hóa chất trên do người dân ở bờ biển và tàu của các ngư dân đánh cá ngoài biển trục vớt được đưa về đồn.
Hiện tại đồn biên phòng Long Hòa còn hai container của tàu Heung - A Dragon trôi dạt trên biển Cần Giờ được ngư dân phát hiện và kéo về nộp cho đồn. Trong đó, một container đang neo tại cầu cảng trước trạm Đồng Hòa, còn một container đã bị vỡ, trôi hết hàng hóa (trước khi ngư dân đến giao nộp) nên bị chìm cách cầu cảng không xa. Đại úy Lê Thế Đại cho biết ngày 24-11 đồn đã giao cho phía chủ tàu 10 container hàng trôi dạt trên biển mà đồn này đã kéo về từ vùng biển thuộc địa phận Cần Giờ sau khi tàu Heung - A Dragon bị nạn.
Chưa có thông tin về việc hóa chất phát tán ra môi trường
Thượng úy Hoàng Gia Khánh, trưởng trạm biên phòng Đồng Hòa, người nhận được tin báo của người dân, cho biết trước đó ngày 8-11 sau khi người dân báo tin, các chiến sĩ, cán bộ của đồn biên phòng Long Hòa đã nhanh chóng đến nơi và thấy rất nhiều container nửa nổi nửa chìm trên vùng biển rộng. Phía đồn biên phòng Long Hòa đã huy động tàu của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và tàu của ngư dân kéo về chín container.
Những ngày sau đó, ngư dân phát hiện thêm ba container trôi dạt và kéo về giao cho đồn biên phòng Long Hòa. Ông Lê Văn Thơm, phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho biết đồn biên phòng Cần Thạnh cũng vớt được tám container trôi dạt trên biển. “Sau đó, tại một cuộc họp ở UBND huyện Cần Giờ, có đại diện các đơn vị liên quan, phía Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu có mời một chuyên gia (người Thụy Sĩ) về hóa chất tham dự. Chuyên gia này xác định các hóa chất trên tàu Heung - A Dragon là chất dễ cháy, nếu để ngoài nắng nóng đến một nhiệt độ nào đó sẽ phát cháy và người tiếp xúc có thể bị phỏng...” - ông Thơm nói. Cũng theo ông Lê Văn Thơm, có một số can hóa chất có chất axit nhưng không trôi dạt vô Cần Giờ. Đến nay, UBND huyện chưa nhận được báo cáo của UBND các xã về thiệt hại xảy ra trên địa bàn do các thùng hóa chất này gây ra và cũng chưa nhận được thông tin các hóa chất trên phát tán ra môi trường.
Đại úy Lê Thế Đại cho biết khu vực phao số 2 Vũng Tàu (nơi tàu Heung - A Dragon bị nạn) cách khu vực phát hiện các container trôi khoảng 10 hải lý (khoảng 18km). Hiện đang mùa gió đông nam cộng với thủy triều lên nên các container bị đẩy trôi nhanh về phía Cần Giờ. Rất may là “đường đi” của các container không có các tuyến hàng hải thường xuyên, cũng không phải là tuyến đường của tàu cánh ngầm. Khu vực container trôi chỉ có tàu đánh cá của ngư dân qua lại và do được phát hiện sớm nên chưa gây tai nạn đáng tiếc nào.
Hóa chất độc hại
Theo báo cáo ban đầu của chủ tàu, tàu Heung - A Dragon chở tổng cộng 33 container hóa chất. Ngoài container chở chất gây cháy còn có các hóa chất khác như: sodium chlorate, methoxysilane, sodium cyanide, nitrocellulose, cyanuric chloride... Trong số 33 container hóa chất này, có 10 container đích đến là cảng ở TP.HCM.
Trên các thùng đựng hóa chất đang được bảo quản tại trạm biên phòng Đồng Hòa, một số thùng có ghi nhãn hàng là sodium cyanide, đơn vị nhập khẩu là Công ty hóa chất Mekong và ghi rõ là chất độc nguy hiểm (dangerous poison)...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…