»

Thứ ba, 26/11/2024, 11:37:01 AM (GMT+7)

Hàng trăm hộ dân xã Ea Bar thiếu nước sạch

(10:54:42 AM 03/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Từ nhiều năm nay, hơn 500 hộ dân ở các buôn Knia 1, Knia 2, Knia 3 và Knia 4 xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn phải sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Đã từng có một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được triển khai nhưng không phát huy tác dụng khiến tình trạng “khát” nước ở đây vẫn chưa được giải quyết.

Chúng tôi đến xem “nguồn nước” mà bà con thường xuyên lấy về dùng đã chứng kiến hình ảnh nhiều người dân đang dùng can, chai nhựa “chắt” nước chảy ra từ mạch ngầm. Bà Hwai Hmok, Trưởng buôn Knia 2 phân trần: “Thiếu áo quần mặc đã khổ nhưng vẫn còn đỡ, thiếu nước để ăn uống, sinh hoạt thì không còn gì khổ hơn. Mấy đứa trẻ con, ngoài giờ đi học phải đi lấy nước về cho cả nhà dùng”. Đúng như lời bà, ở mạch nước ngầm có mấy em nhỏ đang cặm cụi xóc rửa dụng cụ để lấy nước. Mới 10 tuổi, nhưng bé H’Moai Hmok phải đi lấy nước hằng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 chai nhựa. Nhà em có 8 người, bố mẹ tất bật với nương rẫy, không có xe đạp nên em phải đi bộ mấy trăm mét gùi nước về cho cả nhà. Nhìn hình ảnh cô bé lên mười ốm nhom cõng trên lưng gùi nước nặng trĩu, bước đi một cách nặng nề mới hiểu hết được nỗi khổ vì thiếu nước của người dân nơi này.

 

[-][-][-][-]Người[-]dân[-]buôn[-]Knia[-]2[-]lấy[-]nước[-]mạch[-]về[-]dùng.[-]

Người dân buôn Knia 2 lấy nước mạch về dùng.

 

Buôn Knia 2 có 176 hộ, 853 khẩu (100% là người đồng bào Êđê), tất cả người dân phải mua nước đóng chai để uống. Bà con phần lớn đã có giếng đào nhưng chỉ để tưới cà phê chứ không thể dùng để ăn uống, sinh hoạt vì nước bị ô nhiễm. Vào mùa khô, nước giếng cạn, mạch nước ngầm cũng chảy yếu hơn, tình trạng “khát” càng trở nên trầm trọng, một số hộ dân phải xin nước của hàng xóm về dùng. Người dân ở 3 buôn còn lại, với hơn 300 hộ cũng trong tình trạng tương tự khi phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Không có nước sạch, người dân các buôn Knia 1, Knia 2 và Knia 3 phải sử dụng “nước trời” chảy ra từ mạch ngầm dưới chân suối Ea Kmur. Còn bà con ở buôn Knia 4 phải đến khu vực Ea Hoanh để lấy nước. Nhưng nguồn nước này bây giờ cũng không còn dồi dào và sạch sẽ như xưa, nhất là vào mùa mưa. Chỉ vào bến nước cuối buôn cỏ mọc um tùm, bà Hwai Hmok than thở: “Trước đây rừng còn nguyên, nước mạch ngầm từ trên rừng chảy về mạnh và sạch lắm, bà con tha hồ lấy về ăn uống, sinh hoạt. Bây giờ người ta phá hết rừng để trồng lúa, nhiều phân bón, thuốc sâu nên nguồn nước đã bị ô nhiễm. Biết là không bảo đảm vệ sinh nhưng bà con vẫn phải lấy về dùng vì không thể… sống mà thiếu nước!”

 

Ông Trần Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Ea Bar cho biết: trước đây, xã, huyện đã đầu tư xây dựng một số giếng khoan trên địa bàn, nhưng không phát huy được hiệu quả, một số đã bị hư hỏng. Trong khi đó, các bến nước được xã đầu tư tu sửa lại vô tình làm tắc dòng chảy các mạch nước nên cũng không sử dụng được. Một tín hiệu vui với người dân nơi đây là Dự án xây dựng Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 4 buôn này đã bắt đầu được triển khai. Dự án có tổng số vốn trên 12,6 tỷ đồng do UBND huyện Buôn Đôn làm chủ đầu tư, trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 11,4 tỷ đồng, số còn lại do người dân đóng góp. Theo kế hoạch, công trình này hoàn thành vào năm 2014, sẽ giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân. Người dân 4 buôn Knia đang mong chờ từng ngày công trình sẽ hoàn thành đúng kế hoạch để không còn phải sống trong cảnh khổ sở vì thiếu nước sạch. Tuy nhiên, khi mà dự án mới chỉ ở giai đoạn ban đầu thì người dân ở đây lại tiếp tục phải sống nhờ… nước trời. 

(Nguồn: Minh Thông/ Đak Lak Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hàng trăm hộ dân xã Ea Bar thiếu nước sạch

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI