»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:22:56 PM (GMT+7)

Hà Nội: Hồ Tây “sống” được bao lâu nữa?

(18:22:01 PM 04/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Những nhà hàng nổi trên hồ Tây không có bể phốt đúng quy định, những cống thải nước sinh hoạt trực tiếp xuống Hồ Tây, túi nilon rác thải vất bừa bãi xuống hồ… Tất cả đang “bức tử” Hồ Tây.

Đâu rồi màu xanh trong thơ mộng?

 

Hồ Tây là một cảnh quan đẹp thu hút khách trong và ngoài nước, thế nhưng, cảnh quan đẹp đẽ ấy đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đã từ lâu nước Hồ Tây đã có màu hơi đen nhưng đến thời điểm hiện nay, màu đen ấy đã biến thành đen đặc. Không những vậy, mặt nước gần bờ nổi đầy rác thải, túi nilon, mặt nước thì sủi bọt, kết váng vô cùng hôi thối, khó chịu.

 

[-]Nước[-]hồ[-]Tây[-]dưới[-]nhà[-]hàng[-]nổi[-]Potomac[-]chuyển[-]màu[-]đen[-]đặc,[-]sủi[-]bọt.
Nước hồ Tây dưới nhà hàng nổi Potomac chuyển màu đen đặc, sủi bọt.
Bèo,[-]rác[-]và[-]cá[-]chết[-]dưới[-]chân[-]nhiều[-]nhà[-]hàng[-]nổi[-]ven[-]hồ[-]Tây.
Bèo, rác và cá chết dưới chân nhiều nhà hàng nổi ven hồ Tây.

 

Trên mặt Hồ Tây, rất nhiều nhà hàng, du thuyền đang neo đậu đoạn gần đường Thanh Niên góp phần gây ra ô nhiễm Hồ Tây. Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển thì số lượng nước thải được thải trực tiếp xuống hồ ngày càng nhiều bởi diện tích các bể chứa nước thải có hạn. Nhà hàng Potomac có 2 bể chứa nước thải sinh hoạt mỗi bể chứa 5m3 nhưng thực chất mỗi bể chỉ có dung tích 1,5m3. Toàn bộ nước thải của du thuyền thải trực tiếp ra hồ, không qua bất kì hệ thống xử lý nào.

 

Không chỉ dừng tại đó, mỗi buổi chiều, dọc theo đường ven hồ, quán cóc vỉa hè mọc như nấm sau mưa cũng là nguyên nhân làm cho nước Hồ Tây ngày càng ô nhiễm nặng hơn. Người bán hàng, khách hàng cứ việc xả rác thức ăn, nước uống thừa thãi xuống hồ. Thế nên nước ở sát bờ mới luôn trong tình trạng đen đặc, sủi bọt…

 

Đã rất nhiều lần trong năm qua, và đặc biệt tháng 9 vừa qua, người dân quanh Hồ Tây “được” dịp chứng kiến cảnh cá chết trắng trên hồ. Đây chính là hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước nơi đây đang ở mức báo động cao.

 

[-]Hình[-]ảnh[-]thường[-]thấy[-]ven[-]hồ[-]Tây:[-]rác[-]thải[-]và[-]cá[-]chết[-]trắng.
Hình ảnh thường thấy ven hồ Tây: rác thải và cá chết trắng.

 

Đừng để “ mất bò mới lo làm chuồng”

 

Hồ Tây thơ mộng, đẹp đẽ đi vào thơ ca trước kia thì nay đi vào lòng người bằng cụm từ “ ô nhiễm nặng”. Với tình trạng ô nhiễm như hiện nay của Hồ Tây, chẳng mấy chốc nơi đây sẽ biến thành dòng Tô Lịch, Kim Ngưu thứ 2, thứ 3… Tới lúc ấy, không biết bao nhiêu tiền mới có thể cứu Hồ Tây sống lại.

 

Một[-]đoạn[-]hồ[-]sen[-]trên[-]hồ[-]Tây,[-]vỏ[-]túi[-]nilon[-]vất[-]bừa[-]bãi.
Một đoạn hồ sen trên hồ Tây, vỏ túi nilon vất bừa bãi.
Nhiều[-]nhà[-]hàng[-]nổi[-]đang[-]góp[-]phần[-]“bức[-]tử”[-]hồ[-]Tây.
Nhiều nhà hàng nổi đang góp phần “bức tử” hồ Tây.

 

Bác Hòa, một người dân hàng ngày vẫn tập thể dục quanh hồ phàn nàn: “ Nhìn nước hồ ngày càng đen đặc bốc mùi hôi thối, tôi thấy xót xa lắm. Hồ Tây được coi là lá phổi xanh của thành phố vậy mà hàng ngày người dân phải hít những mùi hôi thối ảnh hưởng nặng tới sức khỏe”.

 

Cùng tâm trạng ấy, bạn Mai, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ: “ Mình nghe nói Hồ Tây đẹp và thơ mộng lắm nên tới chơi. Nhưng vừa tới đầu đường Thanh niên đã ngửi thấy mùi hôi thối chẳng khác mùi ở sông Tô Lịch là mấy”.

 

Cũng theo khảo sát của PV, lượng rác thải được xả thải trực tiếp xuống hồ ngày càng lớn do lượng lớn các quán cóc vỉa hè mọc lên ngày càng nhiều cộng với ý thức kém của nhiều người đi picnic, dạo chơi. Bên cạnh đó, các con đường ven hồ cũng không có những thùng rác công cộng.

 

Đã đến lúc, cần có những biện pháp mạnh tay, triệt để hơn nữa của các cấp có thẩm quyền trong việc ngăn chặn những hành vi sai phạm xung quanh việc gây ô nhiễm đối với Hồ Tây. Đừng để tới khi Hồ Tây không còn sống mới bắt tay vào cải tạo, xử lý.

Hồng Mây – Thúy Hằng (Lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội: Hồ Tây “sống” được bao lâu nữa?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI