»

Chủ nhật, 23/02/2025, 11:03:07 AM (GMT+7)

Hà Nội: Dân "làng ung thư" Đông Lỗ phải dùng nước nhiễm độc

(19:48:24 PM 03/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội có hơn 1.000 hộ gia đình, hơn 6.000 nhân khẩu, 100% phải sử dụng nước giếng khoan sinh hoạt hằng ngày.

>>Công bố danh sách “làng ung thư” ô nhiễm nặng nguồn nước

 

[-]Hà[-]Nội:[-]Dân[-]"làng[-]ung[-]thư"[-]Đông[-]Lỗ[-]phải[-]dùng[-]nước[-]nhiễm[-][-]độc
Nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Tu vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm độc - Ảnh: L.Tú


Cứ ba ngày một lần, ông Đỗ Ngọc Trình - bảo vệ của Trường mầm non Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội - lại phải trèo lên múc lớp bùn dày vài centimet trên bề mặt của bể lọc, đồng thời xúc cát ra rửa sạch và đổ lại vào bể thì nước mới có thể chảy được.

Theo ông Trình, công việc của ông là bảo vệ trường nhưng sức khỏe của 200 học sinh học tại trường này khiến ông lo lắng.

“Nhà trường có máy lọc nước nhưng chỉ đủ dùng cho nước ăn uống, còn các công việc khác phải lấy nước từ bể, nếu không múc bùn và rửa cát thì các cháu không có nước dùng” - ông Trình cho biết.

Xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội có hơn 1.000 hộ gia đình, hơn 6.000 nhân khẩu, 100% phải sử dụng nước giếng khoan sinh hoạt hằng ngày.

Người dân Đông Lỗ sống dọc theo đê sông Nhuệ, trong khi sông Nhuệ đã ô nhiễm nặng, nước giếng khoan vì thế cũng bị ảnh hưởng bởi mạch nước ngầm của sông.

“Nhìn bằng mắt thường cũng thấy sông ô nhiễm nặng, nước đen sì, cạn kiệt, ngày nắng bốc mùi hôi thối khó chịu. Nguồn nước sông bị ô nhiễm ngấm vào đất, trong khi 100% người dân trong xã dùng nước giếng khoan để lấy nước sinh hoạt. Nước bơm thẳng từ giếng không thể dùng được, mà để lâu trên mặt nước đóng váng thành lớp màng cứng. Nhiều người dân trong xã mắc bệnh ngoài da, bệnh ung thư. Đề nghị thành phố sớm xây nhà máy lọc nước cho dân khu vực này có nước dùng” - ông Trần Văn Lâm, bí thư Đảng ủy xã Đông Lỗ, cho biết.

Tuy nhiên, theo nhiều người dân xã Đông Lỗ, đã có nhiều đoàn, cơ quan chức năng về khảo sát, nghiên cứu tại Đông Lỗ nhưng đâu vẫn hoàn đó, nước sạch vẫn chưa có mà số lượng người mắc các bệnh ngoài da, bệnh ung thư tiếp tục tăng lên. Người dân tiếp tục kêu cứu nhưng vẫn phải chờ đợi.

Một đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho biết khảo sát của Trung tâm nước sạch - vệ sinh môi trường thuộc sở này, nguồn nước ở các xã dọc sông Nhuệ nhiễm asen rất cao, gấp hàng trăm lần so với tỉ lệ cho phép.

Những năm qua, thành phố đã hỗ trợ bằng cách cấp miễn phí máy lọc nước cho các gia đình chính sách và khuyến cáo người dân xây bể lọc, nhưng do nước ô nhiễm quá nặng nên có lọc cũng không loại hết độc chất.

“Kế hoạch của thành phố là từ nay đến hết năm 2015 sẽ xây trạm xử lý nước ở một số vùng nông thôn, đến hết nám 2015 có 60% dân số vùng nông thôn có nước sạch dùng”- vị đại diện này cho biết.

Cuối năm ngoái, lần đầu tiên Bộ Y tế triển khai một đợt khảo sát chất lượng nước máy quy mô lớn tại Hà Nội và TP.HCM.

Kết quả khảo sát cho thấy ngay tại Hà Nội còn có nhà máy nước chứa asen hàm lượng vượt mức cho phép nhiều lần, Bộ Y tế buộc phải kiến nghị đình chỉ cấp nước để chuyển nguồn nước nguyên liệu mới.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng cho biết không thể giải quyết ngay vấn đề chất lượng nước do còn nhiều vùng nước nguyên liệu nhiễm bẩn, đặc biệt là ở các nơi nhiều asen.

Đó là chưa kể các trạm cấp nước quy mô nhỏ, công nghệ vừa phải không thể xử lý hết độc chất trong nước.

Điều đó sẽ càng khó hơn cho các xã như Đông Lỗ, do trong điều kiện hiện nay chưa có dự án xây dựng trạm cấp nước công nghệ cao hoặc thay đổi nguồn nước nguyên liệu cho người dân ở đây.

Thế Hà- Lan Anh/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội: Dân "làng ung thư" Đông Lỗ phải dùng nước nhiễm độc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI