»

Thứ hai, 20/01/2025, 16:57:15 PM (GMT+7)

Giếng nước sạch tiền tỷ thành “hố tử thần”

(12:11:33 PM 05/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Gần 10 năm nay, hệ thống công trình giếng nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) không mang lại hiệu quả. Ngược lại, công trình này đang biến thành những “hố tử thần” đe dọa tính mạng người dân nơi đây.

Công trình dở dang

 

Dự án nước sạch sinh hoạt cho người dân 10 thôn thuộc xã Thanh Lộc được khởi công xây dựng vào năm 2003. Công trình có tổng mức đầu tư trên 1 tỷ đồng (trong đó 80% là kinh phí trích từ nguồn ngân sách nhà nước, 20% còn lại là do người dân xã Thanh Lộc đóng góp). Công trình do Công ty xây dựng Mai Hương (TP Hà Tĩnh) là đơn vị thi công.
 
 
Công trình giếng nước sạch ở xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang đe doạ đến tính mạng hàng ngàn người dân nơi đây
 
 

Công trình hoàn thành sẽ cung cấp nước sạch sinh hoạt cho hơn 5.000 nhân khẩu xã Thanh Lộc. Theo thiết kế, dự án có tổng cộng 12 giếng (10 giếng phục vụ 10 thôn và 2 giếng còn lại phục vụ cho 2 trường học đóng trên địa bàn xã), nhưng trong quá trình thi công, công trình đã bị cắt giảm xuống còn 10 giếng. Qua tìm hiểu được biết nguyên nhân là do việc đóng góp tiền của người dân chậm trễ nên đơn vị thi công không có ngân sách để hoàn thành dự án như thiết kế ban đầu.

 

Giếng nước sạch biến thành bể bơi cho vịt
 

Điều đáng nói hơn, công trình khởi công từ năm 2003 nhưng đến nay đơn vị thi công vẫn chưa hoàn thành và bàn giao lại cho địa phương sử dụng. Ông Lê Văn Nhiếu, Chủ tịch UBND xã Thanh Lộc, cho biết: "Một công trình đầu tư bạc tỷ nhưng hiện tại chúng tôi không có một thứ giấy tờ, hồ sơ nào liên quan lưu lại xã. Vì thế bây giờ công trình không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho dân, chúng tôi cũng chẳng biết xử lý thế nào".

 

Lại đau đầu tính chuyện... lấp giếng

 

Dự án công trình nước sạch ở Thanh Lộc đang gây nhiều bức xúc cho người dân. Công trình chẳng những không mang lại hiệu quả cho đơn vị hưởng lợi mà còn là cái bẫy chết người đe doạ tính mạng hàng ngàn người dân địa phương, nhất là các em học sinh, trẻ nhỏ. Và một thực tế đau buồn là từ khi xây dựng công trình nước sạch ở Thanh Lộc đến nay đã có 5 người chết đuối từ những giếng “tử thần” này.
 
 
Giếng nước sạch hay những cái bẫy nguy hiểm
 

Ông Bính, một người dân ở Thanh Lộc, có con trai duy nhất bị giếng “tử thần” cướp đi sinh mạng, đau xót kể lại: Buổi chiều định mệnh năm đó, thằng Khang con trai ông 11 tuổi, đang học lớp 6, sau khi đi học về ra giếng nước trước nhà ngồi chơi, không may sảy chân rơi xuống giếng. Do không biết bơi lại không ai biết tới cứu nên cháu chết đuối. Tối cả nhà không thấy con về mới đốt đuốc đi tìm, đến miệng giếng đã thấy xác con nổi lên.

 

Mới đây nhất, ngày 29/7/2011, người dân xã Thanh Lộc lại thêm một lần xót thương khi nghe tin chị Nguyễn Thị Thuỷ - một người dân trong xã - bị giếng “tử thần” cướp đi sinh mạng. Bà Lan một người dân sống gần nhà nạn nhân Thuỷ xót xa: “Một công trình tiền tỷ nhưng nó không mang lại lợi ích gì cho người dân. Ngược lại sự tồn tại của công trình này đang là mối nguy hiểm đe doạ tính mạng người dân chúng tôi. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra phương án san lấp những cái bẫy chết người này”.
 
 
Một công trình tiền tỷ nhưng không mang lại lợi ích gì cho người dân.
 
 

Trước bức xúc và mong muốn của người dân, ông Lê Văn Nhiếu, Chủ tịch UBND xã Thanh Lộc, bày tỏ: "Hiện chúng tôi đang gặp phải khó khăn trong việc xử lý 10 giếng nước hại dân này. Để san lấp 10 cái giếng này cũng mất khoảng 30 - 40 triệu đồng, nhưng hiện tại kinh phí xã còn gặp khó khăn".

 

 

Theo Đặng Tài - Văn Dũng/ Dân trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giếng nước sạch tiền tỷ thành “hố tử thần”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI