Môi trường » Nước
Đồng bằng sông Cửu Long cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn để bảo vệ nguồn nước
(14:03:46 PM 08/08/2014)Ảnh: IE
Theo ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ: Việc khai thác sử dụng nguồn nước, đặc biệt là các công trình xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông của các quốc gia có liên quan đang đặt ra nhiều thách thức, nhiều yêu cầu tăng cường hợp tác bền vững. Vùng hạ lưu, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ chịu hiểm họa về môi trường, cộng với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm phần lớn diện tích đất bị nhiễm mặn, việc canh tác và các hệ sinh thái đất ngập nước bị đảo chiều. Nhiều cư dân trong vùng sẽ bị mất đất sản xuất. Cả vùng nước ngọt và nước mặn sẽ biến thể, tác động đến nguồn sinh kế của khoảng hơn 30 triệu dân, sản lượng lương thực suy giảm và nhiều loại sinh vật đặc chủng sẽ bị diệt chủng.
Tại tọa đàm, vấn đề được các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm đặt ra nhiều nhất cho các nhà khoa học, nhà quản lý đó là việc các nước thượng nguồn sông Mê Kông như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan triển khai xây dựng các đập ngăn dòng chính và các nhánh sông Mê Kông để làm thủy điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia hạ nguồn, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì tiếng nói của người dân, các nhà khoa học và các cơ quan chức năng của Việt Nam được thể hiện như thế nào. Vấn đề xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ triển khai rộng khắp ở các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như hiệu quả và hệ lụy của các công trình thoát lũ ra biển Tây cần phải xem xét, đánh giá lại một cách chính xác để có những chính sách phát triển bền vững cho khu vực...
Theo Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Nước và Chống biến đổi khí hậu: Việc xây dựng các đập thủy điện của một số quốc gia ở thượng nguồn đã và đang diễn ra chưa được sự đồng ý của Ủy ban Hợp tác sông Mê Kông. Đồng bằng sông Cửu Long cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, nhất là đối với các nhà khoa học và người dân bị ảnh hưởng để cảnh báo về điều chỉnh, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội bền vững trong khu vực. Các nước nằm trong Ủy ban Hợp tác sông Mê Kông cần phải hợp tác với nhau và tuân thủ thực hiện theo đúng qui định đã cam kết.
Tiến sĩ Dương Văn Ni, Đại học Cần Thơ cho hay: Việc xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết để sản xuất các vụ lúa Hè thu và Thu đông. Đê bao chỉ là công cụ, phương tiện sản xuất nhưng vấn đề quan trọng là phải biết cách vận hành hệ thống đê bao như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất và bền vững nhất.
Còn theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiện, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ: Việc nên làm lúa vụ 3 (vụ Thu đông) hay không cần phải tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử, từng hoàn cảnh, địa phương cụ thể và trong thời gian qua, việc làm đê bao ngăn lũ để sản xuất lúa vụ 3 là một thành công lớn của nhiều địa phương và cả nước. Tuy nhiên, trước những thách thức về nguồn nước, những tác động do biến đổi khí hậu cũng như xét về chiến lược phát triển bền vững thì cần phải cân, đong, đo đếm lại thật chu đáo trước khi triển khai làm đê bao để sản xuất lúa vụ 3...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)